Một số hành vi chỉ thấy tại Nhật Bản là gì?

Một số hành vi chỉ thấy tại Nhật Bản là gì?
Trả lời bởi Hajime Takashima, sinh ra tại Nhật Bản, học tập tại Mỹ và làm việc tại Trung Quốc
***
Phụ nữ Nhật với dáng đi Ngón chân bồ câu (pigeon toed).
Tôi đã ghé thăm một số quốc gia, bao gồm một vài khu vực và lãnh thổ thuộc châu Á, sau đó, tôi đã rút ra một kết luận là: chỉ có phụ nữ Nhật Bản mới đi đứng kiểu như thế này.
Có phải hành vi này bắt nguồn từ văn hóa Kawaii không nhỉ? Họ tin rằng mình trông trẻ trung hơn với dáng đi này phải không?
Theo quan sát của tôi, khi ở độ tuổi mẫu giáo cho đến tiểu học, các bé gái vẫn có dáng đi bình thường. Tuy nhiên, khi những bé gái đó trở thành những cô nàng tuổi “teen”, thì hành vi chỉ-thấy-ở-Nhật này bắt đầu xuất hiện. Điệu đi ngón chân bồ câu này có thể thấy ở những cô gái này cho đến khi họ tới độ tuổi trung niên hoặc thậm chí già hơn. Đúng vậy, phụ nữ lớn tuổi Nhật Bản đi bộ bình thường.
Nếu bạn đến thăm đất nước Nhật Bản xinh đẹp này, hãy quan sát dáng đi đặc trưng theo độ tuổi này của những người phụ nữ nơi đây nhé.
Trả lời:

Andy Lee Chaisiri

Pokemon giới thiệu phong cách Nhật Bản này đến khán giả thế giới nè: (ảnh 2)

Anett Iwamoto: Có thể nó còn xuất hiện lâu đời hơn nhiều so với văn hóa Kawaii. Bạn cần phải đi với dáng giống như vậy khi mặc kimono. Hơn nữa, khá nhiều cô gái trẻ có chân vòng kiềng. Có lẽ là do bị ảnh hưởng của kiểu đi đó.

Trini Cariaga

Tôi lần đầu chú ý thấy là do nó xuất hiện đặc biệt nhiều trong các bức ảnh thời trang Nhật, ngay cả với những người chỉ đơn giản là thích thời trang và văn hóa nơi đây chứ không thực sự là người Nhật. Những cô gái Nhật làm vậy và các cô gái không phải người Nhật cũng làm theo, đơn giản vì họ nhìn nhận nó là một phần của văn hóa. ( từ ảnh 3)

Tôi nghĩ rằng phần đa là do quan niệm như nào là dễ thương và ngây thơ. Ít nhất, khi nhắc đến cộng đồng thời trang.

Tôi thấy nó thực sự khá dễ thương trong các bức ảnh và tranh vẽ, nhưng tôi không nghĩ nên thử nó trong thực tế, trừ khi đó là bạn và đó đơn giản chỉ là cách bạn đi.

Ngón chân bồ câu

Bệnh này đặc trưng bởi một ngón hay cả bàn chân quặt vào bên trong. Tình trạng này cũng được biết đến với tên gọi là “ngón chân trong” (intoeing). Bệnh thông thường được chẩn đoán trong giai đoạn trẻ tập đi khi mà đứa trẻ bắt đầu kiểm soát thăng bằng trong khi đi. Phụ huynh không nên quá lo lắng về chân bồ câu bởi nó sẽ tự điều chỉnh một cách tự nhiên bởi trẻ sẽ tăng được khả năng làm chủ động tác và thăng bằng cùng với thời gian lớn lên. Với những trẻ vẫn có dấu hiệu ngón chân bồ câu sau 5 tuổi, một loại giày đặc biệt và niềng chỉnh sửa sẽ được chỉ định bởi bác sỹ.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *