Một sự thật về nước Nga mà người nước ngoài không tin, cho tới khi họ đến đây?

Một sự thật về nước Nga mà người nước ngoài không tin, cho tới khi họ đến đây?

A: Misha Firer
============
Yakutsk, có dân số khoảng 323,000, đây là thủ đô của Cộng hòa Sakha và là một trong những trung tâm công nghiệp, khoa học và văn hóa lớn nhất ở Viễn đông Nga.
Thành phố nằm gần như hoàn toàn trên bờ phía tây của sông Lena hùng vĩ. Sông uốn khúc chia tách thành phố khỏi đường cao tốc Lena ở phía đông và phía nam (quan sát đường màu vàng trên bản đồ – hình 1), trong khi đó phía tây bị chắn bởi rừng Taiga, gần như là bất khả xâm phạm, trong khu vực hàng trăm dặm không có dân cư sinh sống.
Vì vậy, họ phải dùng xe tải để chở thực phẩm và nhu yếu phẩm qua sông.
Đây là cây cầu trong mơ nối cao tốc Lena với Yakutsk. Thật không may là nó chỉ tồn tại trong giấc mơ của các kiến trúc sư và kế hoạch trên bản vẽ mà thôi. Hoặc có lẽ họ sẽ xây chúng trong vòng 5 năm tới, ai biết chắc được. (hình 2)
Vậy trước kia tới giờ người ta đã qua sông như thế nào? Nó phụ thuộc vào từng mùa trong năm, nhưng vấn đề logistic cũng khá rắc rối.
Vào mùa đông, chính quyền địa phương mở một con đường qua con sông đang đóng băng. Bạn cần phải kiểm tra và đảm bảo rằng tải trọng của bạn không vượt qua giới hạn đã đề ra. Ngày mở đường và đóng phụ thuộc vào trạng thái của băng trên sông.
Vào khoảng tháng 3, khi băng bắt đầu tan chảy, bạn chỉ có thể băng qua sông bằng chất lượng nhân phẩm của mình. Nó giống như trò Russia roulette vậy. Bạn có thể mất xe và mất cả mạng, nhưng vẫn luôn có vài trường hợp khẩn cấp phải băng qua sông, và họ chấp nhận toàn bộ rủi ro và nguy hiểm trong quá trình di chuyển.

Cò quay Nga (Russian roulette, tiếng Nga: русская рулетка, russkaya ruletka) là trò chơi mà người tham gia sử dụng một khẩu súng lục ổ đạn quay với một viên đạn duy nhất bên trong để bắn vào đầu mình theo lượt. Người còn sống (không quay phải ổ có đạn) sẽ là người chiến thắng. Trò này gọi là cò quay Nga vì nó bắt nguồn từ Nga, do một cựu chiến binh tên Valeriy Eschenko phát triển.

Vào cuối tháng 5, khi dòng sông Lena không còn băng, chính quyền địa phương sẽ vận hành dịch vụ phà đưa xe qua sông cho đến cuối tháng 9.
—————
Bình luận:
> William Rockwell: Nhiều năm về trước khi tôi còn sống ở NYC. Hàng xóm của tôi là một gã trẻ tuổi đến từ Yakutsk. Anh ta nói rất nhiều về cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông nơi đây. Điều buồn cười là trong khi anh ta lạnh muốn chết rét ở NY thì lúc đó tôi đang mặc áo cọc tay. Vậy nên tôi mới hỏi gã là sao điều này có thể xảy ra được, vì quê gã lạnh lắm cơ mà.
Mắt anh ta mở to ra, sau đó đưa hai tay căn khoảng cách khoảng 6 inch rồi nói với tôi bằng âm Nga đặc sệt. “Bill, cái áo mà tôi mặc ở quê ấy, nó dày bằng chừng này này. Và được làm từ một con GẤU”.
Sau đó bảo tàng thành phố mở một buổi triển lãm, thế là anh ta dắt tôi đi xem. Yeah, ở đó chắc phải lạnh lắm ấy.
>> Václav Blažek: Làm tôi nhớ tới một joke này. Cuộc trò chuyện qua điện thoại khá rét của một gã người Mỹ với ông bạn Nga sống ở Siberia.
A: Hú ông, ông ở đó có ổn không vậy? Tôi vừa xem tin tức trên TV ấy, nghe bảo nhiệt độ chỗ ông xuống tận -50 độ luôn à?
R: Gì? -50 độ á? Làm gì có, tầm -10 hay -15 độ gì thôi, chẳng khi nào xuống tận -50 độ đâu. Ông nghe đâu ra đấy?
A: Ơ lạ nhờ, -10 độ thôi á? Rõ ràng trên TV chiếu cảnh cả thành phố ngập trong tuyết, và mọi thứ thì đóng băng luôn mà ta.
R: À, ý ông là nhiệt độ bên ngoài hả?
————
Link bài viết gốc: https://qr.ae/pNK1gf





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *