Trí tuệ nhân tạo và nhận thức của con người.
Tác giả: Flavio Aliberti | 6 phút đọc.
_______________
Cứ mỗi ngày, chúng ta lại được nghe về việc càng ngày càng có nhiều đột phá về AI trong các ngành công nghiệp, rồi từ từ lan tỏa đến hầu hết mọi khía cạnh của đời sống của chúng ta; và trong khi truyền thông liên tục đưa tin về những thất bại của AI, thì chính phủ các quốc gia lại tranh luận về việc xem xét đưa AI vào pháp chế quốc gia để điều chỉnh tự động hóa công việc, áp dụng vào xe tự lái, chẩn đoán y tế hoặc đơn giản hơn là bất kỳ thiết bị AI nào yêu cầu dữ liệu từ những tiện ích mới mà chúng ta có thể mua.
Trong vài thập kỷ vừa qua, AI đã luôn bị bao vây bởi những lùm xùm rằng nó sẽ thống trị thế giới và con người sẽ chẳng còn việc gì để làm, bị lu mờ trong cảnh nghèo đói và chỉ biết ngồi nhìn nhau nói chuyện cả ngày dài, và bị “giam cầm” bởi truyền thông xã hội!
Trong thực tế, những kịch bản này hoàn toàn không tính đến khả năng loài người chúng ta có thể tiến hóa và thích nghi với những thay đổi.
Thực tế là hiện nay, AI ngày càng được áp dụng nhiều hơn trong cuộc sống và một điều rõ ràng là AI chỉ có thể xử lý được những nhiệm vụ mà chúng được thiết kế và ngay cả khi được thiết kế một cách cẩn thận đi chăng nữa, sẽ luôn có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát và điều đó đòi hỏi nâng cao nhận thức của con người.
Đây là lý do tại sao các nhà khoa học luôn tự đặt câu hỏi về việc làm thế nào để phát triển năng lực của những cỗ máy thông minh không đi chệch những dự tính ban đầu và cách chúng ta đương đầu với nó trong trường hợp điều đó không may xảy ra.
Dù thế nào thì đây sẽ là một bước quan trọng trong quá trình tiến hóa của chính chúng ta.
Nó có thể đột phá như thế nào?
Rất nhiều. Những công việc mới, cuộc sống mới, cách trả thù lao mới và cơ sở hạ tầng xã hội mới, xuất hiện sự bất bình đẳng xã hội mới đòi hỏi Chính phủ và các tổ chức cần phải thiết lập lại các kế hoạch giáo dục và phương tiện chưa được phát triển.
Như vậy thì, kinh nghiệm đã có trong công việc, danh hiệu học thuật hoặc những chứng chỉ sẽ mất đi giá trị vì các kỹ năng “nghiên cứu” sẽ nhanh chóng được lấp đầy bằng việc sử dụng AI. Thời gian rảnh rỗi nhiều hơn, tự do sáng tạo nhiều hơn và giáo dục bền vững liên tục sẽ tạo ra một thời kỳ phục hưng mới, một bước nhảy vọt trong nhận thức của con người về hiệu quả trí thông minh.
Những thay đổi này không nhất thiết phải là “hòa hợp” với tất cả mọi người, vì vậy hãy xem xét thật kỹ các yếu tố sẽ định hình tương lai của chúng ta.
Thứ 1: Tự động hóa cực độ
Chúng ta có nhiều những hiệu ứng lề hơn so với những gì đã có trước đó trong quá khứ.
Đầu tiên là nó sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các thành phần kinh tế vì trong mỗi lĩnh vực đều có những công việc có thể được tự động hóa. Điều này có nghĩa là sẽ không có nền kinh tế nào biến mất hay phát triển, mà tất cả chúng sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi.
Thứ hai là nó sẽ ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng xã hội, thay đổi hoàn toàn bộ mặt của xã hội. Trong các làn sóng tự động hóa ở các cuộc cách mạng công nghiệp từ quá khứ, chúng ta đã trải qua một sự thay đổi từ nông dân sang công nhân, từ cổ cồn xanh sang cổ cồn trắng.
Nhờ có sự tự động hóa bởi AI, những công việc ít bị ảnh hưởng nhất là những công việc được coi là dễ bị “tổn thương” nhất và được bồi thường ít hơn những công việc khác; tuy nhiên, về mặt bản chất thì nó vẫn như vậy. Ngay cả khi có sự tự động hóa, không có nghĩa là họ sẽ được trả lương cao hơn.
Tổng đài chăm sóc khách hàng cũng là một ví dụ điển hình: AI BOT có thể trả lời các cuộc gọi, kết nối với từng bộ phận cụ thể, có thể xin lỗi hay giảm giá cho khách hàng, nhưng nó không có khả năng kết nối được với cảm xúc của họ.
Một ví dụ khác trong việc trông trẻ: hâm nóng sữa ở nhiệt độ phù hợp, hát một bài hát hay đưa nôi theo nhịp, không thể thay thế bằng một cái máy.
Đặc điểm chung để cho những công việc này còn tồn tại là nhờ sự kết nối cảm xúc.
Thứ 2: Việc làm thúc đẩy nhu cầu.
Cho dù bạn có thể sản xuất ra một sản phẩm với giá rẻ như thế nào thì cũng không thể kinh doanh được nếu không có người mua.
Điều này có nghĩa là hình thức trả lương mới sẽ diễn ra, các Tổ chức và Chính phủ sẽ có vai trò quan trọng hơn trong việc bảo vệ thị trường cạnh tranh của họ.
Pháp luật bảo vệ việc làm sẽ cần phải thích ứng để thúc đẩy tiêu dùng như là một phần tích hợp của mô hình sản xuất. Quá trình này đã được bắt đầu và một số sáng kiến đã được thực hiện ở các cấp độ khác nhau.
Một ví dụ điển hình là USP2030 ra mắt tại Liên Hợp Quốc năm 2016 tổ chức bởi World Bank và ILO; giới thiệu những thành tựu của các quốc gia trong bảo vệ xã hội toàn cầu; hoặc là Khuyến nghị về Bảo vệ Xã hội của ILO №202 (2012) – một chính sách tiêu chuẩn được tất cả các nước đồng ý về vấn đề sử dụng người lao động, xác định những đối tượng cần được bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và xem nó như là một quyền tối thiểu, phổ biến để chăm sóc sức khỏe thiết yếu và bảo đảm thu nhập cơ bản.
Các bước triệt để hơn được dự kiến thực hiện trong năm tới và ở nhiều quốc gia đã có những cuộc tranh luận nổ ra xung quanh việc chuyển tiền mặt vô điều kiện cho tất cả cư dân.
Thứ 3: Tự do sáng tạo.
Trí thông minh của con người không phải là về giải quyết vấn đề mà nhiều hơn là về khả năng vạch ra ranh giới.
Khi tự động hóa nhiệm vụ, AI sẽ cung cấp những hiểu biết giúp tăng cường sự sáng tạo, tổng hợp, giải quyết vấn đề, hỗ trợ tư duy và đổi mới.
Nhiều khám phá mới về AI sẽ giải phóng sức mạnh của tâm trí con người để con người có thể thay đổi cách sống.
Hầu hết các tổ chức sẽ xem xét các quy trình của họ bằng việc áp dụng thực tiễn tự do sáng tạo, từ bỏ cấu trúc lương và lợi ích truyền thống để dần dần phát triển theo mô hình doanh nhân, xóa bỏ rào cản và bình thường hóa tiền công trên toàn thế giới.
Nói cách khác, lợi nhuận bền vững sẽ dành cho các tổ chức biết thống trị và tận dụng các khả năng của AI để tăng cường bộ kỹ năng của người lao động hơn là thay thế họ bằng cách tự động hóa công việc của họ.
Thứ 4: Giáo dục liên tục.
Bằng cách giải quyết các vấn đề, AI sẽ được tăng cường trí thông minh để xác định các vấn đề và giúp con người giải quyết nó: chu trình này sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nghiên cứu, sẽ không còn độc quyền của các phòng R&D tại các Viện nghiên cứu nữa.
Một quá trình dân chủ hóa nghiên cứu diễn ra trong tất cả các lĩnh vực sẽ thúc đẩy việc tạo ra các nền tảng sản xuất, chuỗi cung ứng sẽ được tiêu chuẩn hóa (theo mô hình sản xuất của bên thứ ba hoặc liên kết) và mô hình sở hữu trí tuệ mới sẽ đến với tất cả các lĩnh vực kinh doanh.
Một ví dụ rõ ràng là trường hợp của Rishab Jain, nhà khoa học trẻ hàng đầu của Mỹ, một học sinh lớp 7, đã phát triển một ứng dụng AI để cải thiện việc điều trị ung thư tuyến tụy.
Tóm lại, AI là một ngành phát triển nhanh và sinh lợi cao, điều này không còn nghi ngờ gì nữa. Phát triển AI thành công sẽ tự động hóa một phần trong một công việc cụ thể, giúp con người có thể thực hiện được tất cả những khía cạnh của công việc đòi hỏi sự phán đoán, kỹ năng xã hội và các khả năng khó khăn khác.
AI sẽ không chiếm lĩnh toàn bộ thị trường việc làm (và cuộc sống của chúng ta) nhưng nó sẽ tăng cường khả năng của chúng ta bằng cách kích thích sự sáng tạo và góp phần nâng cao nhận thức của con người: một thời “Phục hưng” mới sau một thời gian trì trệ văn hóa.
_______________
Disclamer: Quan điểm hoặc ý kiến được trình bày trong bài viết trên chỉ mang tính cá nhân và thuộc về tác giả, không đại diện cho bất kỳ ai, tổ chức nào liên quan, trừ khi được nêu rõ ràng.
_______________
Artificial Intelligence and Human Awareness by @flavalib https://link.medium.com/JnPeZMR0V5
_______________
#chbe (ấn vào hashtag để xem thêm bài dịch)