Cuộc sống ở Nhật Bản trong kỷ nguyên bong bóng kinh tế trong khoảng thời gian những năm 1980 đến 1990 như thế nào vậy?
Link gốc: https://qr.ae/TDjzzn
A: Chier Hu, Investment Manager at Venture Capital (2017-present)
Bố của bạn gái tôi là 1 chàng trai trẻ vào thời điểm đó. Ông ấy thường xuyên kể cho tôi những câu chuyện khó tin xảy ra lúc bấy giờ. Ngoài ra tôi cũng sưu tầm qua sách báo cũ ở nhà ông những mảnh ký ức làm chứng nhân cho giai đoạn hoàng kim đó. Sau khi sắp xếp gọn ghẽ những câu chuyện, hôm nay tôi sẽ kể cho các bạn nghe huyền thoại về nước Nhật ở thời điểm đó:
1. Tokyo thời bấy giờ là 1 thành phố “dát vàng” đúng nghĩa
2. Khắp các nhà hàng bày ra những miếng sushi óng ánh vàng kim
3. Và những trung tâm mua sắm thì bán những viên sô-cô-la được bọc bằng lá vàng mỏng (với giá bằng 50 viên sô-cô-la thông thường!)
4. Ở Shinjuku, gần như toàn bộ khách bộ hành khoác lên mình những bộ cánh từ các thương hiệu tiếng tăm trên thế giới. Trong ảnh là 1 nhân viên văn phòng mang đôi giày của John Lobb
5. Các bà nội trợ thì đeo nữ trang của Van Cleef & Arpels
6. Những người trẻ sành điệu đua nhau săn lùng quần áo đến từ những nhà thiết kế cao cấp nhất, Yohji Yamamoto và Rei Kawakubo được rất nhiều người ngưỡng mộ lúc ấy.
7. Lúc bấy giờ, những sinh viên đại học vừa ra trường – bất kể có là ai đi chăng nữa, đều được ít nhất 5 công ty săn đón và sẵn sàng bắt về đội ngay khi họ vừa nhận lấy tấm bằng. Thậm chí để cạnh tranh chữ ký của những nhân viên này, chỉ cần những sinh viên này vừa nhận được bằng tốt nghiệp thì họ sẽ bị các công ty lớn bắt nhốt trong 1 khách sạn sang trọng ở các khu suối nước nóng dưới danh nghĩa “đào tạo” để ngăn cản việc các công ty đối thủ sẽ tiếp cận và cướp lấy họ.
8. Mọi chi phí mà ứng cử viên phải bỏ ra để đi tham dự phỏng vấn sẽ được hoàn trả lại. Một khi được nhận họ còn được thưởng nóng 1 lượng tiền mặt kha khá. Chưa kể nếu bạn tốt nghiệp từ 1 trường danh giá, công ty sẵn sàng trao ngay cho bạn chìa khoá 1 căn hộ tối tân, 1 xe hơi nhập khẩu, và 1 bộ đồ đầy dủ từ quần áo đến phụ kiện của Armani để đi làm cho bảnh.
9. Thực phẩm cao cấp nhập khẩu như trứng cá muối caviar đã trở nên “phổ biến chưa từng thấy”
10. Và việc các công ty đặt trước sườn bò Tokujo thượng hạng cho lễ tổng kết cuối năm là hết sức tự nhiên.
11. Người Nhật bỏ hàng núi tiền để uống những thứ rượu Tây xa xỉ như: Louis XIII, McCarran… cho đến khi họ say xỉn. Nếu bạn vào bar và yêu cầu được phục vụ Sake, nhân viên phục vụ sẽ tặng cho bạn 1 cái nhún vai chứa đầy sự xem thường.
12. Các con phố thì tràn ngập những người giành taxi với nhau. Các tài xế taxi không cần phải lo chuyện cái giá mình đưa ra có quá cao hay không, bởi vì những nhân viên văn phòng đều muốn được họ đưa về căn nhà ở ngoại ô của mình. Những người bắt xe sẽ cầm tiền vẫy vẫy để thu hút các tài xế taxi, còn các tài xế taxi sẽ lựa chọn xem ai ra cái giá cao nhất và đi xa nhất để phục vụ.
13. Bờ Bắc của Vịnh Tokyo được hô biến thành Disneyland của Tokyo. Bãi cạn nơi đây chính là nơi xưa kia gia đình của văn hào Hifumi Arai thu hoạch nghêu sò hàng ngày để bà được nuôi dưỡng ước mơ của mình, giờ đây nó được thay thế bằng 1 thứ giấc mơ Mỹ phù phiếm.
14. Chưa kể ở Tokyo còn có riêng 1 khu Disneyland chỉ dành cho người lớn – vũ trường Maharaja Roppongi.
15. Sau giờ tan ca, 1 nhân viên cổ cồn trắng bình thường sẽ đến quán bar hoặc sàn nhảy disco để uống rượu và giải trí. Cuối tuần sẽ là đi chơi golf hoặc trượt tuyết – và cho dù có là hình thức giải trí nào đi nữa thì việc con số trên hoá đơn lên đến con số hàng nghìn đô la Mỹ là chuyện thường ngày ở huyện.
16. Thậm chí một đám cưới bình thường cũng sẽ được tô điểm bởi những bộ váy cưới xa xỉ cũng như theo sau nó là 1 chuyến trăng mật đáng nhớ đến Hawaii hay Bali.
17. Lúc ấy 1 nhân viên bán hàng cơ bản nhất chỉ vừa tốt nghiệp đại học của những công ty dược sẽ được nhận 1 khoản phí lo cho việc tiếp khách lên đến 150000 đô la Mỹ 1 năm. Việc của anh ta là phải đưa khách đến những nhà hàng và hộp đêm xịn nhất thủ đô, gọi cho khách những em tiếp viên thơm ngon mơn mởn nhất ở đó cùng hát karaoke, nhảy disco và chuốc cho khách say mèm. Tính trung bình nếu 1 tuần tiếp khách 3 lần thì anh ta cũng không thể tiêu hết khoản tiền hỗ trợ của công ty được. Chính vì lý do này mà nhiều anh chàng láu cá chó “dám nghĩ dám làm” sẽ tìm cách móc nối với các em tiếp viên để kê đơn giá cao lên 20-40% và nhận lại số tiền đó. Để dễ hình dung thì mỗi buổi tiếp khách các anh chàng sẽ kiếm được tương đương 1 tháng lương.
18. Một số cô đào nổi tiếng giới chơi như Mercury, Links hay Leo thường xuyên nhận những món quà lớn từ các doanh nhân, tay môi giới chứng khoán hay các ông trùm bất động sản mà không ngần ngại gì. Người ta kể rằng trong 1 đêm huyền diệu năm 90, 1 cô đào đã nhận khoản tiền bo lên đến 14000 đô la Mỹ từ 1 ông khách với lời nhắn nhủ là, “cầm lấy đi mua đồ mới mà mặc.”
19. Cùng với sự tăng trưởng điên rồ của đồng yên, thị trường chứng khoán và bất động sản cũng trở nên điên đảo. Mọi người đua nhau đầu tư và đầu cơ. Đồng tiền kiếm dễ đến mức họ vung tiền ra nước ngoài để mua hàng núi những túi da thượng hạng cũng như kim cương mà không cần phải nghĩ ngợi nhiều.
20. Bạn sẽ bắt gặp những chủ đề chính ở các buổi dạ tiệc đều xoay quanh cổ phiếu, trao đổi ngoại tệ, giá nhà đất, lãi suất ngân hàng… Giá cổ phiếu và nhà ở ngày càng được đẩy lên cung trăng – đã có lúc tổng giá trị đất của Tokyo có thể mua được toàn bộ diện tích Hoa Kỳ.
Các nguồn tham khảo: