Xoay quanh vấn đề có nên hay k nên công nhận nhà Triệu. Thì mình vấn muốn nói thêm r…

Xoay quanh vấn đề có nên hay k nên công nhận nhà Triệu

Xoay quanh vấn đề có nên hay k nên công nhận nhà Triệu. Thì mình vấn muốn nói thêm rằng dạo gần đây có rất nhiều tác giả muốn thay đổi chính sử, nhưng mọi người hãy cảnh giác và cẩn thận mấy ô du học sinh từ TQ về ,nhất là người giỏi nhất trong đội đó. Xem ra gần đây mấy gã viết lại sử Việt, bôi nhọ lãnh tụ của dân tộc, cải cách chữ viết theo kiểu phá âm tiếng việt để dùng bính âm TQ toàn là du học sinh TQ về, may mà chưa thành. TQ có rất nhiều … trên lĩnh vực VH.
Chúng làm việc tưởng chừng khách quan nhưng xét về tổng thể lại quá bài bản. Mới đầu cho một thằng vô danh lấy tư liệu từ TQ về, sau đó một thằng khác có danh trọng dùng tư liệu đó nêu lên vấn đề theo ý của chúng, tiếp đến nghe ngóng dư luận không ai phản đối, một vài tên trong một số báo (nhiều bạn trẻ đọc) bắt đầu đăng lên. Kết cục lớp trẻ không biết đâu mà lần quay lại hạ thấp anh hùng tổ tiên, coi thường tổ tiên…cãi lộn nhau…tóm lại đi đến con đường vong bản, mất gốc về văn hoá. Một nước mà dân như vậy rất dễ thao túng và lấn chiếm.

Vấn đề xưng Đế ở phương Nam.
Đa phần những người công nhận nhà Triệu cho rằng: Triệu Đà đã xưng Đế ở phương Nam, đặt tên nước là Nam Việt để chống lại nhà Hán ở phương Bắc. Lãnh thổ xưng đế của ông bao gồm cả Việt Nam thời kỳ đó, nên có thể coi ông là vua của Việt Nam.
Tuy nhiên, những người phản bác nhà Triệu lập luận rằng: Trong lịch sử Trung Quốc không thiếu những giai đoạn hỗn loạn, khi triều đình trung ương suy yếu thì các tướng lĩnh đua nhau tách ra cát cứ, lập nước riêng để tranh giành địa vị bá chủ. Nếu chỉ vì lý do “xưng Đế ở phương Nam” mà công nhận Triệu Đà thì Việt Nam sẽ còn phải công nhận rất nhiều vua cát cứ Trung Hoa khác. Có thể dẫn ra 2 nước cát cứ có nguồn gốc, lãnh thổ giống y hệt như nhà Triệu:
Nước Đông Ngô của Tôn Quyền (thời Tam Quốc): Nước này có hoàn cảnh rất giống nước Nam Việt của Triệu Đà, quân chủ khai quốc đều từng là quan lại của triều đình Trung Quốc, khi triều đình trung ương sụp đổ thì mới tách ra cát cứ, chống đối lại triều đình mới ở phương Bắc. Lãnh thổ của Đông Ngô cũng khá giống nước Nam Việt, đều thu về góc phía Nam và bao gồm cả miền Bắc Việt Nam hiện nay. Do vậy, nếu công nhận Triệu Đà là vua của Việt Nam thì cũng phải công nhận Tôn Quyền là vua chính thống của Việt Nam, đồng thời khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248) cũng sẽ không còn là “kháng chiến chống giặc phương Bắc” nữa mà sẽ là một cuộc “nổi loạn chống lại vua chính thống của nước Việt”.
Ngoài ra, nước Nam Hán của Lưu Nghiễm (thời Ngũ đại Thập quốc): Nước này cũng có xuất thân giống Triệu Đà. Lưu Nghiễm là quan của nhà Đường, sau khi nhà Đường diệt vong thì tách ra cát cứ vào năm 917. Lãnh thổ Nam Hán có 1 giai đoạn (930-931) cũng giống hệt nước Nam Việt của Triệu Đà: gồm 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay, kinh đô cũng đóng ở Phiên Ngung. Thậm chí khi mới lập quốc, Lưu Nghiễm còn đặt tên nước là Đại Việt (大越), về sau mới đổi lại thành Nam Hán. Như vậy, nước Nam Hán có nguồn gốc, lãnh thổ hoàn toàn giống như Triệu Đà khi trước (đến năm 931 thì Nam Hán mới bị mất kiểm soát miền bắc Việt Nam và bị Ngô Quyền đánh bại trong trận Bạch Đằng (938)). Vì lẽ đó, nếu công nhận Triệu Đà là vua Việt Nam thì sử sách Việt Nam cũng phải công nhận nước Nam Hán là triều đại của Việt Nam, Lưu Nghiễm là vua chính thống của Việt Nam, Ngô Quyền sẽ chẳng phải là “vị tướng có công chống giặc phương Bắc” mà sẽ phải coi ông là một “viên tướng khởi binh chống lại triều đình”, đồng thời trận Bạch Đằng (938) sẽ chỉ được coi là 1 cuộc “nội chiến” mà thôi.
Sử quan Ngô Thì Sĩ nhà Hậu Lê trong Việt sử tiêu án cũng dựa vào lý do này để khẳng định Triệu Đà là kẻ xâm chiếm chứ không phải vua chính thống của Việt Nam. Ông viết: “…Nếu coi là đã làm vua nước Việt mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi binh ở đất Bàn Dương, Lưu Nghiễm khởi binh ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho đó là Quốc kỷ (vua chính thống) được ư?..”
https://vi.wikipedia.org/…/Vi%E1%BB%87t_s%E1%BB%AD_ti%C3%AA…
Ngoài ra, những người công nhận nhà Triệu đã hiểu lầm ý nghĩa tên nước “Nam Việt” của Triệu Đà, họ cho rằng Triệu Đà đặt tên nước như vậy chứng tỏ ông ta đã tự coi mình là người Việt và muốn đưa dân tộc Việt ngang hàng với dân tộc Hán. Thực ra thì không phải như vậy: các triều đại tại Trung Quốc thường lấy quốc hiệu theo nơi phát tích ban đầu của vua khai quốc (ví dụ: Nhà Tần có tổ tiên là Phi Tử được phong cho ấp Tần, Nhà Hán khởi đầu với Lưu Bang vốn được phong làm vương ở đất Hán Trung, Nhà Đường khởi đầu với Lý Uyên vốn được phong làm quốc công ở đất Đường…). Vào thời kỳ Triệu Đà, các vùng đất ở phía nam sông Trường Giang đều được người Trung Hoa gọi là “đất Việt” (Việt ở đây là “vượt quá”, chỉ miền đất mà văn hóa Trung Hoa chưa vươn tới). Do Triệu Đà khởi binh cát cứ ở đó nên ông ta cứ theo truyền thống của Trung Hoa mà đặt tên nước là “Nam Việt” mà thôi, chứ hoàn toàn không phải vì quan tâm đến các bộ tộc người Việt mà ông ta cai trị. Nếu vậy chẳng phải ta chung lịch sử với trung quốc hay sao. Thục Phán đánh Hùng Vương chỉ xem là chiến tranh nội tộc giữa các tộc trưởng đánh nhau tranh giành sự thống trị, còn Triệu Đà thì khác đó là ngoại bang xâm chiếm.

https://vi.wikipedia.org/…/%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_s%…

Quan điểm của Ngô Thì Sĩ, không công nhận nhà Triệu.
Trích lại:
Ngô Thì Sĩ, một thế kỷ sau, cuối đời Hậu Lê đã đánh giá vai trò của nhà Triệu trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc:
An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: “Kỷ Triệu Vũ Đế”.
Người đời sau cứ theo đó, không biết đó là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Lưu Nghiễm ( Đã nói ở phần trước) khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.
Đại Việt sử ký tiền biên là bộ Quốc sử của nhà Tây Sơn đã chính thức chấp nhận quan điểm của Ngô Thì Sĩ và phủ nhận nhà Triệu, cải chính một quan niệm cũ kéo dài trong sử sách. Trong Đại Việt sử ký tiền biên, thời kỳ Triệu Đà nắm quyền không phải thời kỳ tự chủ mà là thời kỳ Ngoại thuộc, được chép thành kỷ “Ngoại thuộc Triệu Vũ đế”. Ngô Thì Sĩ đã nói:
“Không nhận Đà là vua, là để cho nước ta thành một nước riêng đấy […] Triệu Đà đời Tần chỉ là một quan huyện lệnh. Nhân nhà Tần loạn chiếm cứ đất Lưỡng Quảng… Các nhà làm sử như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên lấy công mở đầu nghiệp đế mà quy cho Đà… Hết sức tán dương đức khiêm tốn của Đà là sai đấy… Đà chiếm Ngũ Lĩnh, chỉ khổ vì lòng tham không biết thế nào là đủ, lại tiêu diệt An Dương Vương mà thôn tính đất đai, truyền được vài đời rồi mất. Bản đồ sổ sách thuộc nước cũ của An Dương phải nhập vào nhà Hán, do đó nước ta thành nguồn lợi cho Trung Quốc… nước ta ngoại thuộc vào Triệu, nên nội thuộc vào nhà Hán, cho mãi đến nhà Đường quốc thống bị đoạn tuyệt, suy nguồn gốc người đầu tiên gây nên tai vạ không phải Đà thì còn ai? Hơn nữa, Đà đặt nước ta làm quận huyện, chỉ biết tịch thu đất đai, vơ vét thuế má, chỉ cốt đầy ngọc bích cho nhà Hán, chất túi Lục Giả có đủ nghìn vàng. Còn như giáo hóa phong tục, không mảy may để ý đến. Trải qua hàng trăm năm đất nước chỉ là lệ thuộc… Lê Văn Hưu đặt phép chép sử đó, lập lối nghị luận đó, Ngô Sĩ Liên theo lối hiểu nông cạn đó mà không sửa đổi, cho đến bài Tổng luận của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm cùng nhau ca tụng cho Đà là bậc vua giỏi của nước mình. Đến nay đã trải hàng nghìn năm không ai cải chính, bởi vậy tôi phải luận thật sâu”.

Tuy cách nhìn của Ngô Thi Sĩ có phần gay gắt và đánh giá theo hướng hơi tiêu cực nhưng lại có phần đúng, xét về lịch sử thì ngày nay cách nhìn nhận lịch sử cũng khác, và tổng thể hơn rất nhiều so với thời đại phong kiến, ta không thể nói rằng cây Đại Bút như Nguyễn Trãi nhầm, trong Bình Ngô đại cáo,
(Trích) BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
https://vi.wikipedia.org/…/B%C3%ACnh_Ng%C3%B4_%C4%91%E1%BA%….
“Thực vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực ký thù,
Nam bắc chi phong tục diệc dị.
Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương.
Tuy cường nhược thì hữu bất đồng,
Nhi hào kiệt thế vị thường phạp”
Trong đó ghi Triệu, Đinh, Lý, Trần, chỉ đích danh Triệu, nhưng còn trước Triệu, ta hay mở theo hai hướng để mổ xẻ vấn đề,
Cách nhìn thứ nhất, Triệu, Đinh, Lý, Trần, vần và dễ đọc, mà thể văn biền ngẫu là thể văn thuật ngữ được dùng để chỉ thể văn trong đó các câu đối xứng từng đôi một, vậy nên ông đã dùng các triều đại trước liên tiếp nhau nối thành các cặp, dễ đọc và đạt được thông điệp truyền tải của mình.
Cách nhìn thứ hai thì có vẻ không đúng lắm nếu nói một Đại học sĩ như ông mà lại chỉ tiếp nhận được nguồn kiến thức đến đó, hơn nữa ông lại còn là đại thần đứng đầu trong quan văn, lượng kiến thức mà ông được tiếp cận là vô cùng lớn, chỉ có điều ông có tiếp nhận nó hay không thôi.
Có ý kiến cho rằng Triệu cai trị tốt Thục Phán cai trị tồi. Cái này là đơn thuần là năng lực lãnh đạo. Không thể nói cai trị tốt thì là vua cai trị kém không phải là vua. Nói cai trị tốt thì có lẽ thời Pháp vào cai trị tốt hơn nhà Nguyễn vậy Pháp làm vua còn nhà Nguyễn thì không.
Việc đền thờ hoàn toàn không liên quan tới việc chính danh hay không. Thực tế nhiều nơi có đền thờ tướng giặc phương Bắc tại VN, cũng như đền thờ Hai Bà tại TQ. Nên không thể kết luận Triệu có đền thờ nên Triệu là vua được.
Nhiều bạn cho rằng chính sử hiện tại bị bóp méo và ảnh hưởng bởi mục đích chính trị, thế nhưng ý kiến này là sai hoàn toàn, ngày nay ta có thể dễ dàng tìm được các tài liệu để đối chứng, ngay cả những vấn đề của phe đối lập. Nếu các bạn hiểu rõ được bản chất của các loại chế độ. Thì các bạn sẽ hiểu, dòng lịch sử có thay đổi hay được vẽ lên bởi một tác gỉa nào thì cũng sẽ luôn có người tìm ra được chân tướng của sự việc. Tuy nhiên mình sẽ k nói sâu về chính trị ở đây. mình chỉ muốn nói đơn giản rằng bất kể chế độ nào cũng có cái hay cái dở và ở đâu thì bạn nên theo chế độ ở đó. còn bây giờ tự do bạn k thích bạn có quyền lựa chọn.
Việc các bạn công nhận nhà Triệu k đơn thuần là việc bàn luận về các bậc tiền nhân mà vô hình chung là các bạn ủng hộ đường lưỡi bò trên biển của TQ vậy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *