Xin chào các bạn và các anh chị. Bài viết dài nên nên a chij chịu khó đọc 1 xíu.Tôi có thói quen hay viết lách từ thời đang là thanh niên (thời trẻ trâu), vậy nên tôi đã viết hàng chục, thậm chí hàng trăm bài dài ngắn khác nhau về lĩnh vực PDT (phát triển con người). Tuy vậy, bài viết này đặc biệt dài và trừu tượng so với các bài thường đăng trên Facebook (tất nhiên là ngắn và đơn giản so với sách tham khảo). Việc đọc hết bài này là không dễ chịu, vậy nên nếu bạn không phải là người đang khởi nghiệp, xin hãy bỏ qua. Nhưng nếu bạn là người đang khởi nghiệp với một lĩnh vực kinh doanh nào đó xin hãy đọc kỹ, đọc thật kỹ, đừng lướt qua và like vì phép lịch sự; vì chắc chắn bài viết sẽ đề cập đến nhiều vấn đề bạn đang giải quyết.
MẠN ĐÀM VỀ THÀNH CÔNG
Chiều hôm qua, tôi có đi nhậu với mấy người anh em thân thiết, gọi là nhậu thôi, chứ 6 người mà hết có 7 lon bia. Chúng tôi không có thói quen đổ cồn vào người lấy oai, chỉ kiếm cớ để ngồi nói chuyện thôi. Cuộc nói chuyện của một cán bộ Bệnh viện Quốc tế, một cán bộ nhà máy bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh, một Kiến trúc sư của rất nhiều công trình lớn, một cán bộ địa chính của địa phương, một thạc sĩ công nghệ thông tin mười mấy năm viết phần mềm cho Tây, và tôi, một anh giáo nửa quê nửa phố.
Chúng tôi mỗi người một nghề, gần như không liên quan gì đến nhau nhưng lại có một điểm chung là đang khởi nghiệp với một lĩnh vực rất mới mẻ và ai cũng mong muốn thành công.
Vậy nhưng rõ ràng thành công không phải là thứ dành cho mọi người. Dù là người học giỏi, người bằng cấp nhiều, người có xuất phát điểm tốt, người ở thành phố lớn, người khéo ăn nói, người lọc lõi đường đời… vẫn không có gì đảm bảo chắc chắn thành công. Người thành công về kinh tế trong cuộc sống sống không hề giỏi hơn người khác, chỉ là họ có tư duy khác biệt hầu hết mọi người mà thôi, cách nghĩ của họ rất khác chúng ta. Tôi tuổi trẻ củng mấy năm kinh doanh quán cafe nên cũng khát khao thành công về kinh tế lắm, vì thế tôi bỏ công ra theo đuổi học tập, khảo sát cách suy nghĩ của rất nhiều người thành công. Sau gần chục năm sao nhãng việc “làm thầy người dại” để “làm tớ cho người khôn” tôi có nhặt nhạnh được chút ít kinh nghiệm kiểu “không đầu không cuối”, hôm nay nhân ngày mưa gió dịch bệnh rảnh rỗi, xin viết ra, hi vọng sẽ giúp được những anh em đang trong giai đoạn khởi nghiệp.
1. Thành công là gì?
Thành công là trở thành người như ta mong muốn. Vậy nên trước khi nỗ lực để thành công, chúng ta cần xác định chính xác mình mong muốn điều gì. Việc bạn xác định mong muốn của mình phải thật sự “độc lập và giải phóng tâm trí”. Nghĩa là bạn thật sự mong muốn điều gì thì cứ viết thẳng ra, đừng trăn trở xem nguồn lực và hoàn cảnh hiện tại của bạn có khả năng đạt được mong muốn đó hay không.
Nhiều người không nắm được phương pháp này nên cố tỏ ra là thực tế bằng cách đặt những mục tiêu rất nhỏ bé để phù hợp với nguồn lực và hoàn cảnh hiện tại của bản thân. Và thường khi đạt được mục tiêu rồi họ cũng không thấy thoải mái.
Ví dụ bạn là một nhân viên văn phòng, một giáo viên, một bác sĩ… bình thường và bạn mong muốn có một căn nhà đẹp rộng 200m2, có giàn hoa leo, có hồ cá cảnh, có chiếc xe ô tô SUV gầm cao bạn thích và một tài khoản lớn trong ngân hàng, có cuộc sống tự do, thảnh thơi… và đó THẬT SỰ là mong muốn của bạn. Thế nhưng bạn lại nghĩ, lương của mình chỉ đủ nuôi gia đình, hoàn cảnh gia đình mình lại không khá giả gì, bố mẹ thì ở quê… làm gì có khả năng đạt được những điều mong muốn trên, và vậy là bạn bắt đầu điều chỉnh giấc mơ của mình nhỏ bé lại với mục đích là để dễ đạt được hơn.
Căn nhà 200m2 của bạn sẽ được điều chỉnh thành căn chung cư, chiếc xe SUV gầm cao của bạn sẽ thành chiếc KIA Morning hoặc thậm chí là xe máy, hồ cá Koi của bạn có thể sẽ là cái bể kính bé tí tẹo trên bàn làm việc với mấy con Bảy màu bơi lăng quăng… Lúc này mục tiêu của bạn có vẻ dễ thực hiện hơn, nhưng rõ ràng đó không phải là giấc mơ, không phải là mong muốn ban đầu của bạn. Và điều bi kịch nhất là khi bạn đạt được rồi bạn cũng ko thỏa mãn.
Nhiều người né tránh vấn đề này bằng cách cố tỏ ra hài lòng, cố yêu những gì mình có khi không có những gì mình yêu. Bạn nghĩ sao, nói sao cũng được nhưng chắc chắn với cách nghĩ trên, bạn không bao giờ đạt được mong muốn thật sự của mình.
Có một câu nói rất hay mà tôi học được xin tặng bạn: Bi kịch của người ta không nằm ở chỗ đặt mục tiêu quá lớn rồi không đạt được, mà bi kịch nằm ở chỗ đặt mục tiêu quá nhỏ và chấp nhận cuộc sống tầm thường.
Vậy nên, ngay bây giờ bạn hãy xác định rõ sau 5 năm, thậm chí 10 năm nữa bạn mong muốn trở thành ai, có những gì… Khi lớn tuổi bạn có sổ hưu trí với đồng lương còm cõi và sống trong căn nhà cũ, hay bạn có khối tài sản lớn và đi du lịch, trải nghiệm đây đó cùng gia đình. Hãy viết ra mong muốn của mình mà đừng căn cứ vào nguồn lực hay hoàn cảnh hiện tại, hãy “tự do và giải phóng tâm trí” của bạn khi xây dựng mục tiêu.
2. Thành công bắt nguồn từ đâu?
Thành công bắt nguồn từ trong tâm trí của bạn, thành công của bạn chỉ có thể bị hạn chế bởi những quan niệm và niềm tin sai lầm của bạn. Khi ai đó nói với chúng ta về ước mơ lớn, có thể nhiều người sẽ tỏ ra thực tế, từng trải, trưởng thành… và bĩu môi nói: đừng ảo tưởng nữa, CHƯA CHẮC đã làm được đâu. Tuy vậy họ lại quên mất rằng nếu chỉ ước mơ nhỏ thì CHẮC CHẮN chúng ta sẽ không có thành công lớn.
Thành công của một người, trước hết nó phải tồn tại trong đầu người đó trước, đây là điều mãi đến 40 tuổi tôi mới biết và có nhiều người cả đời không bao giờ biết, hoặc biết mà không tin.
Thành công là một mục tiêu, vậy nên nó phải tồn tại rõ ràng trong đầu bạn, phải được kế hoạch hóa và thực hiện mỗi ngày. Bạn không thể xây dựng bất cứ cái gì nếu bạn không biết chính xác hình thù nó ra sao. Nếu bạn tin và tưởng tượng bạn sẽ nghỉ hưu khi 60 tuổi với đồng lương ít ỏi thì chắc chắn không bao giờ bạn hành động quyết liệt để có khối tài sản lớn, và chắc chắn tương lai của bạn sẽ giống hệt niềm tin của bạn.
Niềm tin sai lầm luôn là kẻ sát thủ chuyên nghiệp, giết chết mọi ước mơ và sự thành công của bạn. Khi niềm tin sai lầm tồn tại, bạn không hề biết, bạn sẽ nghĩ nó là hiển nhiên hay cho rằng đó là hoàn cảnh riêng của mình. Trong quá trình khởi nghiệp, điều khó khăn nhất không phải là học thêm kiến thức hay kỹ năng gì mới, khó khăn lớn nhất là BẢO VỆ TRÍ NÃO CỦA BẠN TRƯỚC NHỮNG NIỀM TIN SAI LẦM.
Một số vấn đề thường gặp như:
– Niềm tin sai lầm thứ nhất: việc đó rất khó, không làm được đâu.
Khi bạn bắt đầu công việc gì đó, nếu là việc sẽ mang lại kết quả tầm thường thì không sao, nếu bạn bắt đầu với một công việc để xây dựng mục tiêu lớn, chắc chắn sẽ có rất nhiều người tỏ ra từng trải và am hiểu vấn đề (dù sự thật cả đời họ chưa bao giờ thành công lớn, và cũng chẳng hiểu gì về lĩnh vực bạn làm ngoài việc nghe vài tin, đọc vài đoạn vu vơ trên mạng) khuyên bảo: Không đơn giản đâu em, ngon ăn thì thiên hạ họ làm hết rồi. Họ luôn sợ hãi và cho rằng “thiên hạ” là một cái gì đó rất khủng khiếp và luôn giỏi hơn mình.
Họ không tự hỏi những người thành công trong thiên hạ khi mới khởi nghiệp mà cũng nghĩ như họ thì sao mà có sự nghiệp lớn được. Họ không hiểu rằng đối với mình, người ta là “thiên hạ”, còn đối với người ta, mình chính là “thiên hạ” đây. Tại sao lại luôn sợ hãi và lép vế trước người khác như vậy. Có một triết gia đã dạy con, và tôi coi lời ông ấy dạy con là sự giáo huấn cho bản thân mình: “Khi ai đó nói rằng con không làm được việc gì, thì điều đó chỉ có nghĩa là người nói không làm được việc đó. Còn việc con làm được việc đó hay không chỉ có mình con quyết định được”.
– Niềm tin sai lầm thứ hai: Những việc ngon lành người ta đã tranh hết, giờ chỉ còn xương xẩu dành cho mình.
Khi bắt đầu khởi nghiệp, rất nhiều người sau khi tìm hiểu công việc thường vội vã rút ra kết luận là: mình chậm chân rồi, người ta làm hết phần ngon lành rồi. Nếu bạn khởi nghiệp và gặp khó khăn, niềm tin đó sẽ trở nên sắt đá, thành chân lý, bám sâu vào não và làm bạn không muốn hành động nữa, vì bạn đã có niềm tin rằng bây giờ khó lắm, có làm cũng chẳng ăn thua.
Bạn ko nhận ra rằng thật ra mọi chuyện không ăn thua là do bạn không làm, làm không đủ nhiều, hoặc không làm đúng cách. Khi có niềm tin này bạn thường cố lý giải và tìm cả tá minh chứng để chứng minh là bạn đã làm đúng, làm hết sức, tại vấn đề khó quá thôi. Bạn sẽ thấy thành công của người đi trước là do đúng thời điểm, do may mắn, do một điều gì đó, bạn không nhận ra họ thành công là vì họ NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG KHÁC BẠN RẤT NHIỀU.
Tất nhiên khi bạn đọc những dòng này xong thì bạn vẫn nghĩ là: Nói gì thì nói, chuyện vẫn khó giải quyết thật. Đúng vậy, chuyện khó giải quyết là vì bạn vẫn đang nghĩ và làm theo cách của mình, bạn cho rằng cách nghĩ cách làm của bạn là tối ưu, bạn vẫn nghĩ và làm theo cách cũ, và vì vậy kết quả công việc cũng sẽ như cũ mà thôi.
Để giải quyết vấn đề này, tôi chỉ hỏi bạn một câu. Nếu thật sự hoàn cảnh khách quan, thị trường, công việc… khó khăn đến mức không thể giải quyết như bạn nghĩ, thì từ nay về sau, công việc đó, thị trường đó, vấn đề bạn đang gặp phải đó… có ai giải quyết được không? mãi mãi không ai làm được hay xung quanh bạn người ta vẫn làm, vẫn phát triển ầm ầm. Ngày nào cũng thấy người thành công mới xuất hiện, chỉ có mỗi bạn, với minh chứng chắc chắn của bản thân là chứng minh rằng “bất khả thi”.
Hãy nhớ, việc gì đó “bất khả thi” không xuất phát từ hoàn cảnh mà xuất phát từ trong đầu bạn. Nếu bạn muốn chứng minh việc gì đó là “bất khả thi” CHẮC CHẮN BẠN SẼ TÌM ĐƯỢC RẤT NHIỀU MINH CHỨNG để niềm tin của bạn trở nên sắt đá. Nếu bạn sống cùng, giao lưu với những người nghĩ giống như bạn nữa thì quan điểm “bất khả thi” của bạn sẽ là chân lý bền vững, là tiền đề cho mọi quyết định của bạn, và xác suất cao bạn sẽ bị khuất phục và không thể có thành tựu lớn.
Hãy nhớ, việc bảo vệ trí não của bạn cần thiết và vất vả GẤP NGÀN LẦN so với việc phát triển trí não. Nhưng phần lớn, người ta hay cố học hay tìm kiếm thêm thông tin gì đó mà không hề để ý đến việc bảo vệ não mình khỏi những niềm tin sai lầm.
– Niềm tin sai lầm thứ ba: Người thành công chỉ tìm cách thuyết phục mình làm vì một lợi ích nào đó thôi, người ta có ở trong hoàn cảnh mình đâu mà biết mọi việc khó khăn.
Nếu bạn thực sự là lợi ích của ai đó thì chắc chắn họ sẽ bảo vệ bạn và luôn muốn bạn thành công hơn nữa, chắc chắn họ sẽ không xui dại bạn để bạn thất bại. Bạn thấy họ khuyên bạn những điều lạ lẫm, khó chịu thậm chí khác hẳn với suy đoán, tâm tư của bạn, bạn thấy họ không hề nghĩ giống bạn…
Đơn giản thôi, vì nếu họ nghĩ giống bạn, họ sẽ chỉ có kết quả giống bạn. Họ thành công nổi trội hơn bạn là vì họ luôn nghĩ và hành động theo cách của họ (cái cách mà bạn thấy không phù hợp thậm chí phê phán); bạn chưa được như họ là vì bạn luôn tin vào cách nghĩ của mình. Bạn cứ bảo vệ cách nghĩ của bạn cũng không sao, nhưng nếu bạn cố bảo vệ một quan điểm không mang lại thành công thì đó là bảo thủ.
3. Vậy để thành công trong kinh doanh, chúng ta nên làm gì?
Hãy xây dựng và bảo vệ niềm tin tích cực. Steve Jobs, nhà sáng lập Apple đã từng khuyên những người khởi nghiệp là: “Hãy cứ đam mê, hãy cứ dại khờ”. Điều này khá dễ dàng khi bạn mới tham gia vào một lĩnh vực nào đó (giống những sinh viên năm nhất, thường có ước mơ mình sẽ là giáo sư đầu ngành hoặc sẽ là doanh nhân thành đạt)
Tuy vậy, cuộc sống không màu hồng, bạn làm việc và bắt đầu thấy khó khăn, bắt đầu vấp váp, thậm chí bế tắc. Lúc đó bạn sẽ cố gắng tìm hiểu xem vấn đề nằm ở đâu, vì sao lại bế tắc.
Và như vậy, một cách vô tình, bạn bắt đầu cố gắng lý giải, tìm lý do cho sự thất bại. Khi bạn bắt đầu khai thác ra nhiều thông tin tiêu cực, bạn sẽ nghĩ là mình đang khôn ra, đang giỏi lên, đang nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp hơn… nhưng thực ra bạn không ý thức được bạn đang xây dựng niềm tin sai lầm để hủy hoại sự thành công của mình. Khi bạn có chút từng trải, bạn sẽ thấy nhiều khó khăn xuất hiện, bắt đầu nản chí, quyết tâm lung lay, buồn bã, suy tư (giống như sinh viên năm cuối chỉ mong lấy được bằng đúng hạn là mừng rồi )
Có một sự thật bạn cần nhớ: BẠN KHÔNG THỂ TÌM THẤY ĐIỀU KỲ DIỆU NẾU BẠN KHÔNG TIN NÓ TỒN TẠI.
Nếu bạn không tin mình có thể làm được việc gì đó thì chắc chắn bạn sẽ không làm được việc đó.
Trong quá trình bảo trợ những người mới kinh doanh, khi tôi nghe ai nói rằng có việc gì đó mà họ không thể làm được vì lý do abc nào đó, thì tôi hiểu rằng họ chưa đủ sức mạnh tâm trí để hoàn thành việc đó.
Tôi không mấy quan tâm đến lý do abc họ đưa ra, vì trên thực tế, hàng ngàn người khác cũng gặp vấn đề như vậy, nhưng họ vẫn vượt qua, thị trường vẫn phát triển, chỉ có cá nhân mang niềm tin sai lầm đó bị bế tắc thôi.
Với những người như vậy tôi thường khuyên họ rèn luyện sức mạnh tâm trí để chấp nhận một điều: thành công chính là phần thưởng cho mỗi chúng ta sau khi đã thay đổi bản thân và vượt qua được rất nhiều khó khăn. Vậy nên duy trì sự “ngây thơ” và nhiệt huyết của ngày đầu khởi nghiệp là điều tối quan trọng để thành công.
Nói nôm na là nếu bạn luôn ngây thơ, dại khờ, sống có lý tưởng, chăm chỉ như sinh viên năm nhất thì bạn hoàn toàn có thể trở thành giáo sư, tiến sĩ.
Tất nhiên, đôi khi bạn sẽ không đủ khả năng để quyết định một điều gì đó, hãy thảo luận với những người thành công, thảo luận với NGƯỜI BẠN MUỐN TRỞ THÀNH.
Nhớ nhé, người thành công và người bạn muốn trở thành. Không phải người tỏ ra thành công hay người nhiều tuổi, người tỏ từng trải, trưởng thành…
Bạn cũng TUYỆT ĐỐI không nên tự lang thang gặp gỡ, tìm hiểu những người cũng đang bế tắc như mình đề tìm nguyên nhân hay giải pháp. Vì nếu bạn tìm giải pháp thì chắc chắn họ không có, họ cũng đang bế tắc như bạn.
Nếu bạn tìm nguyên nhân thì lại càng đáng sợ hơn, bạn sẽ thấy họ có nguyên nhân thất bại giống như mình và bạn sẽ bắt đầu củng cố niềm tin sai lầm của mình, bạn sẽ tin sắt đá vào nguyên nhân khách quan làm cho bạn bế tắc vì bạn thấy ai cũng vậy.
Bạn sẽ dần chấp nhận sự thật bế tắc đó, không còn ý chí mạnh mẽ nữa vì bạn thấy mọi người đều vậy, bạn sẽ cố giải thích người thành công là vì họ có những điều kiện mà bạn không có, bạn bắt đầu thấy tương lai mờ mịt mà không hề ý thức được rằng bạn vừa tự đẩy mình vào một môi trường vô cùng tiêu cực, bạn đã dương tính với virus tiêu cực.
Bạn cần hiểu rằng ĐỂ THÀNH CÔNG, HÃY GẶP GỠ NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG, dù họ xa chân trời góc bể thì hãy khăn gói đi tìm họ, đừng vì bất cứ lý do gì mà tham khảo, lắng nghe, quan sát… những kẻ thất bại hay tiêu cực. Những người đó chỉ giúp bạn củng cố niềm tin sai lầm thôi. Chắc chắn bạn không thể thành công khi tâm sự, trao đổi về công việc hay cuộc sống với những người đó. Nghe có vẻ rất xa lạ nhưng tôi tin chắc nếu bạn là một người Việt Nam bình thường như bao người khác, ít nhất có khoảng 90% những người xung quanh bạn là người có virus tiêu cực.
Nói tóm muốn tiến lên bạn phải nhìn lên, nhìn lên rất xa, bạn ko thể có tầm vóc, không thể tiến xa bằng cách nhìn loanh quanh hay nhìn xuống.
Người Trung Quốc có câu “Ngoài trời này còn có trời khác”, ý nói con người, thương trường, cuộc sống mênh mông lắm. Bạn đừng nhìn loanh quanh dăm mười người gần mình rồi thấy: Ôi khó khăn thật là to lớn, không ai giải quyết được. Nếu chưa ai giải quyết được thật, tôi khuyên bạn hãy là người đầu tiên, đừng sợ hãi.
Tóm lại, bài viết tuy dài nhưng nội dung không có gì ngoài việc định hướng lại tư duy và cố gắng thức tỉnh những người mới khởi nghiệp đang bị Niềm tin sai lầm đè nặng.
Bạn đừng nỗ lực tìm kiếm, phân tích và minh chứng khó khăn nữa, nó không hề tồn tại nếu bạn không thừa nhận. KHI BẠN THỪA NHẬN BẾ TẮC, BẠN SẼ KHÔNG THỂ HÀNH ĐỘNG, VÀ KHI BẠN KHÔNG THỂ HÀNH ĐỘNG CHẮC CHẮN BẠN SẼ BỊ BẾ TẮC.
Hãy tìm mọi cách xóa nỗi ám ảnh về khó khăn đó đi, hãy hành động bất chấp khó khăn, vì đơn giản, đó là cái giá phải trả để bạn có thể thành công.
THẤY TRIỂN VỌNG MÀ LÀM SAY MÊ LÀ NGƯỜI THƯỜNG, THẤY KHÓ KHĂN MÀ VẪN LÀM SAY MÊ MỚI LÀ PHẨM CHẤT CỦA NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG.
Có một bí mật, là cơ hội luôn ẩn nấp sau khó khăn, không có cơ hội nào trải thảm đón bạn. Củ sâm quý thì nằm trên đỉnh núi cao, nhưng nó không dành cho mọi người, nó chỉ dành cho những người dám vượt núi.
Thử thách của bạn nằm ở chỗ: Khi đang vượt núi bạn lại không hề thấy sâm, vậy nên nếu bạn không tin nó tồn tại thì bạn không đủ sức lực, lòng quyết tâm và sự kiên nhẫn để tìm thấy nó.
Tôi đã cố gắng hết sức để giải thích cho bạn hiểu, nhưng khả năng diễn đạt có hạn nên dù đã làm việc liên tục gần 10 tiếng đồng hồ trước máy tính tôi cũng chỉ viết được có vậy, bạn có hiểu ý tôi không?
Lời cuối cùng, tôi muốn nói với bạn là việc tập trung vào khó khăn không giúp sự nghiệp của bạn thăng hoa, hãy tránh xa những chỗ có thể lây nhiễm virus tiêu cực cho bạn, hầu hết mọi người đều ít nhiều mang virus đó, bạn hãy thường xuyên diệt virus đó bằng cách gặp gỡ những người đặc biệt, những người mà bạn muốn trở thành. Từ ngày khởi nghiệp cho đến nay, tôi luôn coi họ là cứu cánh khi gặp khó khăn.
Hãy bảo vệ bộ não của bạn, những chuyện bạn thường thấy, những thứ bạn thường nghe rất có thể không phải là DINH DƯỠNG CHO TƯ DUY của bạn đâu, có thể đó chỉ là niềm tin sai lầm, là chất độc hại để tư duy của bạn trở nên ốm yếu, quặt quẹo, dẫn đến sự bế tắc của bạn mà thôi. Hãy tìm đến sự tích cực để thành công.
Hiện tại mình đang có 1 dự án. Giải pháp tốt cho dịch bệnh có thể kiếm thêm được ít thứ nhập thụ động để chỉ trả bớt gánh nặng sinh hoạt. 1 giải pháp đối tác với ngân hàng. Nhưng mọi người nhìn vẩn không quan tâm lắm. Ai củng hoài nghi như lừa đảo. Đúng là khi có 1 cái tốt. Bạn cho ae họ hàng hay người lạ. Mà bạn không cho đúng cách, thì người được cho củng không dám để đón lấy điều đấy, họ không muốn bước ra vùng lưng chừng là ăn toàn🙃 qua bài viết này, ai thật sự quan tâm tới giải pháp. Thì hãy tham khảo tôi sẽ ib chia sẻ cụ thể chi tiết. Sẽ không ràng buộc thời gian của các bạn đâu
#tưduydotpha