Who are your all-time favorite writers of literature? Have you read all of their works?

Who are your all-time favorite writers of literature? Have you read all of their works?

Ai là tác gia yêu thích nhất mọi thời đại của bạn? Bạn đã đọc hết toàn bộ tác phẩm của họ chưa?

Trả lời: Alex Johnston, đọc văn từ thuở trên ghế nhà trường
Link gốc : https://qr.ae/pNrBBh
Những chữ in nghiêng trong bài viết là bình luận của mình.
Tôi thích câu hỏi này. Cám ơn bạn đã cho tôi cơ hội để trả lời.
James Joyce, nhà văn người Cộng hòa Ireland, 1882-1941. Đọc hết các tác phẩm của ông, ngoại trừ đống thư từ và vở kịch duy nhất còn lại, Exiles (Lưu đày), tác phẩm mà tôi bắt đầu nhưng chưa bao giờ đọc hết nổi. Một tác gia tuyệt vời, một ánh sao sáng lóa của ngôn từ, ý tưởng, sự hào nhoáng và trí tưởng tượng luân lý(moral imagination) xuyên thấu. Ông là người dạy tôi cách đọc.
Sách đã xuất bản tại Việt Nam: Chân dung chàng trai trẻ(A portrait of the artist as a young man), Người Dublin (Dubliners).
Cá nhân mình đã đọc hết Chân dung chàng trai trẻ cùng Người Dublin. James Joyce là biểu tượng cho văn học cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với cách sử dụng dòng ý thức một cách tài tình bộc lộ ra hết những suy nghĩ nội tâm, sự ‘phi logic’ của con người. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng tới hầu hết các nhà văn lớn như: Hemingway, Faulkner, Gunter Grass….
Flannery O’Connor, nữ tác gia người Mỹ, 1925-1964. Đọc hầu như toàn bộ, trừ vài truyện ngắn. Một nhà văn rất khác biệt, kỹ càng, có trọng tâm và cực kỳ cô đọng. Hài hước, đen tối và bi thảm. Dạy tôi về kỷ luật và trở nên đúng đắn dưới, ừm, góc nhìn người khác.
Sách đã xuất bản tại Việt Nam: Khó Mà Tìm Được Một Người Tốt(A Good man is hard to find)
T.S. Eliot, nhà thơ người Anh/Mỹ, 1883-1965. Đọc hầu hết các bài thơ, tất cả các vở kịch, đọc rất nhiều nhưng không xuể nổi đống tiểu luận đồ sộ của ông. Định hình ý tưởng về văn học trong tôi, và cho tôi thấy rằng dù cho mâu thuẫn có lớn cỡ nào đi chăng nữa, bạn vẫn có thể tìm ra cảm hứng và kích thích từ sức mạnh trong tác phẩm của họ.
Có vẻ do là một nhà thơ nên không có tác phẩm nào của ông được xuất bản tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm đọc một vài bài thơ của ông trên thivien.net
Philip K. Dick, tác giả khoa học viễn tưởng Mỹ, 1928-1982. Đọc hầu hết các tác phẩm hư cấu. Cho tôi thấy mức độ một nhà văn có thể ghi dấu lên một thể loại văn học.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là: Người máy có mơ về cừu điện không? (Do androids dream electric ship?) mới được xuất bản cách đây không lâu. Tác phẩm này in dấu rất sâu đậm trong thể loại khoa học viễn tưởng phản địa đàng.
Sylvia Plath, nữ nhà thơ người Mỹ, 1932-1963. Đọc nhiều nhưng không hết số thơ, truyện ngắn và tiểu thuyết duy nhất của cô. Đánh thức tôi khỏi cơn mê tuổi dậy thì, giúp tôi nhận ra rằng viết lách không có nghĩa vụ phải nắm bắt hay thúc giục bất kỳ điều gì trong tôi.
Sách đã xuất bản tại Việt Nam: Quả chuông ác mộng.
Plath là một nhà thơ đặc biệt và đã nhiều lần tự tử trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình. Đến nay cô vẫn được coi là một biểu tượng của nữ quyền.
George Orwell, nhà văn người Anh, 1903-1950. Đọc hầu hết các tác phẩm hư cấu và nhiều tác phẩm phi hư cấu cùng tiểu luận. Một bài học về cách một nhà văn có thể trở nên vĩ đại dù không viết một tác phẩm nào vĩ đại một cách không thể chối cãi; một ví dụ về tính toàn thể trong nội dung các tác phẩm và điều đó thật dũng cảm và đáng trân trọng.
Sách đã xuất bản tại Việt Nam: Chuyện ở nông trại(Animal Farm),1984.
John Berger, nhà văn người Anh, 1926-2017. Đọc hầu hết các tác phẩm hư cấu và bộ sách phi hư cấu. Một người giống Orwell, nhưng uyên bác hơn, có trọng tâm hơn, bớt hời hợt, hào nhoáng hơn nhiều và là một cây viết tốt hơn khi so sánh câu từng chữ.
Sách đã xuất bản tại Việt Nam: Những Cách Thấy (Ways Of Seeing).
Arthur Rimbaud, nhà thơ người Pháp, 1854-1891. Đọc tất cả thơ ca và hầu hết các lá thư. Giống như Plath, thức tỉnh tôi đưa tôi vào sự đọc, khuấy động cơn rối trí và kiềm chế tính dục trong đời sống của tôi.
Các bạn có thể đọc thơ của Rimbaud trên thivien.net
Georges Perec, nhà văn người Pháp, 1936-1982. Đọc hầu hết các tác phẩm hư cấu và những thể loại khác nữa. Là người rất quan trọng với tôi trong việc sử dụng từ ngữ theo cách mà ta muốn.
Sophocles, nhà viết kịch người Hy Lạp cổ, 497-406 TCN. Đọc những vở kịch của ông. Bài học sâu sắc về sức mạnh của tính kịch.
Ông là cha đẻ của Oedipus, người nổi tiếng nhất với thủ pháp Deus ex Machina (vị chúa máy móc): một thủ pháp truyện trong đó một vấn đề, một nút thắt không có cách giải quyết đột nhiên được giải quyết một cách vô lý bằng sự kiện bất ngờ, khó đoán.
Pelham Grenville Wodehouse, tác giả truyện tranh người Anh, 1881-1975. Đọc rất nhiều nhưng chưa được một nửa đống tác phẩm hư cấu. Thủ pháp tuyệt vời.
William S. Burroughs, tác gia người Mỹ, 1914-1997. Đọc rất nhiều tác phẩm hư cấu. Thổi bay tiêu chuẩn đạo đức và nới rộng trí tưởng tượng về tính dục trong tôi với sức mạnh của tính queer trong ông.
Bertolt Brecht, nhà thơ, nhà viết kịch và đạo diễn sân khấu người Đức, 1898-1986. Đọc rất nhiều thơ và kịch. Tác gia cá nhân yêu thích, vì lý do cá nhân.
Sách đã xuất bản tại Việt Nam: Cuộc đời Galilei, Thơ trữ tính Bertolt Brecht
Edit: Sau khi tự vấn, tôi nhận ra mình đã quên một số tác gia:
Jorge Luis Borges, tác gia người Argentina, 1899-1986. Đọc hầu hết nếu không muốn nói là tất cả truyện của ông, rất nhiều thơ và tiểu luận, không phải tất cả, chỉ những thứ đã được dịch. Xoắn não, đầy suy tưởng, kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của con người.
Borges được coi như ông tổ của văn học Mỹ La-tinh cũng như chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn chương với thủ pháp hiện thực kỳ ảo. Ông không viết tiểu thuyết mà chỉ viết truyện ngắn, tiểu luận và thơ. Là một thủ thư, cả cuộc đời ông gắn liền với văn học. Các bạn có thể tìm đọc những tác phẩm quan trọng của ông như: Thư viện Babel (The Library of Babel), Pierre Menard, tác giả của Quixote (Pierre Menard, Author of the Quixote), Khu vườn của những con đường rẽ nhánh (The Garden of Forking Paths), Những con hổ xanh (Dream Tigers), Mê cung(Labyrinths) … tất cả đều là truyện ngắn hoặc cực ngắn.
Ursula K. Le Guin, nữ tác gia người Mỹ, 1929-2018. Tác gia tuyệt vời tôi vừa khám phá đáng kinh ngạc với khả năng tạo ra những thế giới từ ngôn từ. Một vài tác phẩm của bà thực sự là nơi ký ức dừng chân và thay đổi cách nghĩ của bạn (tối thiểu là tôi) về thế giới.
Sách đã xuất bản tại Việt Nam : Bộ ba xứ Hải Địa
Brian O’Nolan, tiểu thuyết gia người Cộng hòa Ireland, hay còn có tên khác là, Flann O’Brien, Myles na Gopaleen, 1911-1966. Viết bằng tiếng Anh nhưng tiếng Ai-len là ngôn ngữ mẹ đẻ của ông. Tôi khoái ổng bởi tính đùa chơi hiện đại (modernist playfulness), những cột báo đầy hài hước trong những tác phẩm kỳ dị và đen tối, như tác phẩm Viên cảnh sát thứ ba (The Third Policeman) đầy kinh dị và tác phẩm u ám nhưng cũng hài hước viết bằng tiếng Ai-len An Béal Bocht, đã được dịch sau khi tác giả qua đời The Poor Mouth.
William Blake, nhà thơ và họa sĩ người Anh, 1757-1827. Một tầm nhìn vĩ đại với những vần thơ đầy tính cách mạng, vừa êm dịu vừa hùng tráng.
Cuối cùng.
Có vài người ra vẻ khó chịu khi tôi không thêm một số cái tên lớn khác vào danh sách.
Đây là danh sách nhà văn yêu thích của tôi, chứ không phải danh sách những ‘nhà văn quan trọng với thế giới’.
Tôi không phiền nếu phải lập danh sách đó, nhưng chắc chắn nó sẽ khác với danh sách này.
P/s: Với cá nhân mình, mình sẽ thêm một số cái tên như sau:
Italo Calvino, tác gia người Ý, người nổi tiếng với bộ ba Tổ tiên của chúng ta(Our Ancestors): Tử tước chẻ đôi, Nam tước trên cây và Hiệp sĩ không hiện hữu. Tuy nhiên, theo mình tác phẩm tuyệt vời nhất của ông chính là : Nếu đêm đông có người lữ khách (If on a Winter's Night a Traveler), một siêu phẩm hậu hiện đại khi dùng ngôn từ phá vỡ bức tường thứ tư, đùa chơi với độc giả, chế giễu nền công nghiệp xuất bản, mô phỏng hầu hết các phong cách và bối cảnh văn học lớn thời bấy giờ. Đỉnh cao thực sự!
Mikhail Bulgakov, nhà văn người Liên Xô, tác giả của Nghệ nhân và Margarita, một câu chuyện vừa giễu nhại, vừa ma quỷ, vừa là biến thể từ Faust vừa là một câu chuyện lấy cảm hứng từ Kinh thánh. Có Chúa, có quỷ Satan, có nhà thơ, có nhà văn, có phụ nữ, có phù thủy… mọi thứ hòa quyện một cách tài tình và uyên bác! Các bạn còn cần gì trong một tác phẩm như vậy? Với tôi, thế là quá đủ để cho 11/10 điểm rồi.
Paul Auster, tác gia hậu hiện đại người Mỹ, người đi tìm tính tự do, ý nghĩa của ngôn từ và sự trống rỗng của vũ trụ. Đỉnh cao với New York Trilogy hay Trần trụi với văn chương. Một tác phẩm hoàn hảo với ba chủ đề chính: giới hạn của ngôn từ, ranh giới nhập nhèm giữa phóng chiếu và bị phóng chiếu và thế giới của một nhà văn.
Murakami Haruki, tác gia người Nhật “nghiện bơ”, người giúp mình nhận ra rằng thì ra ngoài kia cũng đầy rẫy người như mình )) Với đỉnh cao là hai cuốn: Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và Chốn tận cùng thế giới Biên niên ký chim vặn dây cót. Và câu quotes : Tôi không lên dây cót vào những ngày Chủ nhật. Và nếu các bạn không để ý thì tất cả các sự kiện trong truyện đó đều diễn ra vào Chủ nhật.
Kawabata Yasunari, tác gia Nhật Bản, người níu giữ vẻ đẹp. Tác phẩm mà mình thích nhất ở ông là: Cố đô vì tác phẩm gần như không có cốt truyện hay kịch tính (tối thiểu mình cảm thấy vậy vì dù hiểu cốt truyện nhưng thực sự với mình nó không đáng chú ý), tác phẩm là nỗ lực lưu giữ những vẻ đẹp, những lễ hội của Kyoto, sự chấp nhận của một người đàn ông già trước thay đổi của thế giới.

Who are your all-time favorite writers of literature? Have you read all of their works?

Alex Johnston's answer: I like the question. Thank you for the opportunity of answering it. * James Joyce, Irish writer, 1882–1941. Yes, except for most of his letters and his only extant play, Exiles, which I’ve started but have never finished. A wonderful writer, an exploding constellation of….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *