What do you think of the relationship between China and Vietnam?

What do you think of the relationship between China and Vietnam?

Tiếp tục series bài chào mừng ngày Quốc khánh 2/9
Bài 3/n
(Hy vọng tối nay dịch được 2 bài)
Link: https://qr.ae/pNYlSK
Câu hỏi: Bạn nghĩ gì về quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam?
Trả lời: Hu Wenkai, sống tại nơi mà tôi không hề muốn
Mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam là “càng gần càng tốt, càng xa càng tốt”.
Việt Nam là một tay hàng xóm hơi kỳ lạ mà chúng tôi đã biết vài ngàn năm. Chúng tôi có một nền văn minh cổ đại hơn, nhưng họ lại có lịch sử quốc gia lâu đời hơn. Điều này khiến chúng tôi hơi sượng một chút, kiểu như bọn tôi là một đứa trẻ mà lại đi dạy đời cho một cậu thiếu niên.
Đất nước Trung Quốc được thống nhất lần đầu bởi Tần Thủy Hoàng, chúng tôi đã đánh nhau với các bộ lạc Việt Nam. Họ đã chống trả đầy kiên cường, cho dù sau này họ cũng tiếp nhận nền văn hóa và tập quán của chúng tôi. Chúng tôi đã cai trị họ trong vòng một ngàn năm, nhưng họ đã chứng tỏ bản thân mình là những người rất khó cai quản. Họ gần như là biến chúng tôi thành một trò cười. Ba người Việt Nam đầu tiên nổi dậy là phụ nữ, và họ đã dọa những vị tướng lĩnh Trung Quốc chết khiếp.
Khi nhà Đường phải hứng chịu cuộc nổi dậy của Loạn An Sử và Sử Tư Minh, nền cai trị trên Việt Nam bị suy yếu và Việt Nam đã được độc lập một cách không chính thức. Nó được khẳng định với sự sụp đổ của nhà Đường và sau này là chiến bại của quân Nam Hán. Nhà Tống cố phục hồi nền cai trị nhưng còn bị sỉ nhục hơn nữa và Việt Nam đã xâm lược miền Nam nước tôi vào những năm 1075-76, phá hủy nền kinh tế vốn đã phụ thuộc nhiều vào Lưỡng Quảng (ngày nay là Quảng Đông và Quảng Tây) sau Khởi nghữa Sử Tư Minh. Sau này, người Mông Cổ chinh phục chúng tôi, còn người Việt Nam đã đánh bại họ ba lần.
Nhà Minh tái sát nhập Việt Nam vào năm 1407 nhưng cũng chỉ được 20 năm trước khi bị dẹp gọn. Kí ức của chúng tôi về Việt Nam là một cơn ác mộng, chúng tôi chả làm gì khi Việt Nam tấn công đồng minh chúng tôi, Lào, Campuchia, Malaca, Champa và tiến đánh Xiêm. Chúng tôi cũng thử lại vào năm 1789, một cuộc chiến thất bại, và chúng tôi mất 30000 người.
Lần duy nhất chúng tôi thực sự phản ứng lại các hành động quân sự của Việt Nam là khi chúng tôi ủng hộ Pol Pot trong Cuộc chiến Việt Nam – Campuchia, và chúng tôi cũng đã nhận được sự đồng tình của cả thế giới, hay đúng hơn là trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu. Phải, quân Khơ-me Đỏ ấy, kể cả khi Pol Pot cũng đã giết hại không ít người Trung Quốc.
Thực lòng mà nói, ngày nay, bọn tôi coi Việt Nam là một địa điểm nghỉ dưỡng, nhưng chính phủ bọn tôi thì nhìn chung cũng không tin Việt Nam cho lắm. Nghĩ về Chủ tịch Tập Cận Bình xem, ông ta kích hoạt chương trình Một Vành đai, Một Con đường, nhưng gần như là hoàn toàn lờ đi vai trò của Việt Nam và tiến hành cô lập quốc gia này. Tương tự, mọi lãnh đạo của Việt Nam đều nhìn về Trung Quốc với đầy sự ngờ vực, và họ thi hành chính sách Promethean (*), cân nhắc đến khả năng Trung Quốc bị cô lập sau khi tan rã. Đây là lí do tại sao họ gia nhập ASEAN và kết thân với Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, và gần đây là thêm cả Mỹ nữa.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và bọn tôi lại là một thị trường lớn của họ. Tương tự, Việt Nam cũng là cửa ngõ cho các nhà đầu tư của chúng tôi để tiến xuống Đông Nam Á. Nền kinh tế đang phát triển và vai trò chính trị ngày càng lớn đang khiến cho chúng tôi vừa hứng thú lại vừa lo sợ. Vì vậy, khi chúng tôi có tương đồng về kinh tế và chính trị, di sản lịch sử lại cản trở chúng tôi cùng đạt được những thành tựu lớn hơn.
(*) Chính sách Promethean: Theo Wiki, thì đây là sách lược của một chính trị gia Ba Lan trong những năm 1918-1935. Mục tiêu chính của sách lược là làm suy yếu nước Nga (và cả hậu duệ) bằng cách thúc đẩy phong trào ly khai, đòi tự trị của các sắc tộc thiểu số. Đạt đỉnh vào ngay trước Thế chiến 2, nhưng gần như bị xóa sổ sau khi cuộc chiến kết thúc.
(Trans: Việt Nam ko làm thế… nhỉ?)

What do you think of the relationship between China and Vietnam?

Hu Wenkai's answer: Our relationship with Vietnam is 越近越好,越远越好 “close at the best, and as far as it has”. Vietnam is a very strange neighbour we have faced for thousands of years. We have an older civilization, yet they have an older statehood history. This made us feel awkward…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *