VẤN ĐỀ GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở VIỆT NAM
(mình viết mấy bài liên quan đến chủ đề này ở các groups thấy có một vài cmt thiếu suy nghĩ, phản cảm nên mọi người cố gắng đọc hết bài rồi cmt, bnbr nhé.)
Thực trạng và tương lai sắp tới: ngắn gọn là không còn cái gọi là “dân số vàng” ở nước ta nữa, dựa vào tháp dân số thì Việt Nam đang ở mức ổn định thì đúng hơn và chỉ ít năm nữa thôi sẽ bước vào thời kì già hóa dân số. Điều đáng nói là theo dự báo thì chỉ cần đến năm 2050 tỉ lệ người già ở Việt Nam tương đương với Nhật Bản bây giờ (4 người thì có 1 người già) nhưng cơ cấu dân số nước ta 2020 tương đối giống với Nhật Bản năm 1975, tức là “già” nhanh hơn họ đến 15 năm.Cũng nên nhớ lúc đó họ đang là cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới còn Việt Nam giờ đang tìm cách thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Nguyên nhân:
Yếu tố chính gây ra tình trạng trên là do áp lực tài chính, gánh nặng kinh tế gặp phải khi sinh con kiểu như: ko có tiền thì sinh con làm gì khổ nó ra, khổ cả mình nữa, để tiền mình tự do tiêu xài sướng hơn sinh con lại phải dành cho nó mình hưởng cái gì.
Thứ 2 là công việc quá nhiều lấy đi phần nhiều khoảng thời gian có thể tìm hiểu bạn đời, chăm sóc con cái.Điều này không chỉ khiến tỉ lệ kết hôn, sinh con giảm mà còn khiến tỉ lệ li hôn tăng do không tìm hiểu kĩ đối phương.
Lo sợ về bạn đời không phù hợp, sợ phản bội, sợ gia đình không hạnh phúc, sợ sinh, sợ đau,sợ khổ,… nói chung là sợ nhiều thứ liên quan đến hôn nhân nên chọn độc thân.
Tỉ lệ người vô sinh lớn dần do điều kiện môi trường sống suy giảm, thức ăn, vệ sinh,..
Tỉ lệ người trong cộng đồng LGBT tăng lên ,từ từ đọc đến đây đừng chửi vội vì đúng là nó tăng lên thật nhưng hiểu đơn giản là nó tăng do ngày càng nhiều người nhận thức được giới tính của mình, bản thân mình như thế nào cũng như xã hội đang cởi mở hơn trong vấn đề này, chứ đừng đánh đồng sang việc ảnh hưởng do văn hóa phim ảnh, truyện tranh,….Và số lượng người LGBT tăng cũng không nhiều,tỉ lệ họ chiếm không cao và ảnh hưởng cũng rất ít đến già hóa dân số.(Liệt kê cho đủ thôi, xin lỗi nếu ai cảm thấy bị xúc phạm nhé mình không có ý kì thị đâu).
Những nguyên nhân trên là do cả xã hội chứ không riêng gì một người nào, cộng động nào hay giới tính nào vậy nên đừng quy kết trách nhiệm cho một bên nào đó
Tác động đến xã hội: mọi người cũng nghe đọc quá nhiều về vấn đề này rồi nên mình không nhắc lại nữa, có thể nhìn sang các nước Đông Á cạnh ta là rõ nhất.Thậm chí có thể tệ hơn theo kiểu “chưa giàu nhưng đã già”
Hành động của chính phủ: có thể thấy từ cuối năm 2015 vấn đề dân số già hóa được nhà nước thảo luận ngày càng nhiều kể từ khi có đề án tăng tuổi nghỉ hưu và trong 20 năm tới vấn đề này sẽ quan trọng không kém việc thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình (2 vấn đề trên quan hệ khá chặt chẽ với nhau)
Biện pháp đang và sẽ được triển khai sắp tới: khuyến khích sinh bằng cách giảm áp lực kinh tế như thuế, dịch vụ chăm sóc trẻ, trợ cấp xã hội cho những người sinh đủ con.Giảm thời gian làm việc xuống 40-45 tiếng/tuần.Tăng nhẹ về thuế với người độc thân (lát mình giải thích bên dưới).Nâng cao y tế hạn chế tỉ lệ tử vong ở trẻ nhỏ, cải thiện tình trạng vô sinh.Thêm những cơ quan, tổ chức hỗ trợ tình yêu và những chương trình tìm kiếm đời.Nâng độ tuổi nghỉ hưu có giai đoạn trước mắt là nam 62, nữ 60 sau đó là năm 65, nữ 62 giảm gánh nặng chăm sóc người già.Song song với đó là những chính sách liên quan đến người cao tuổi như xây thêm viện dưỡng lão, đào tạo thêm nhân viên phục vụ chăm sóc người già.Khuyến khích đóng đầy đủ thuế xã hội, mua bảo hiểm xã hội và định hướng trước cho mình cuộc sống khi về già.
Còn một vài chính sách liên quan khác kể ra rất dài nhưng tóm lại rất cần có sự chung tay nhất định của toàn xã hội để giải quyết vấn đề trước khi nó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng.
Mình không phản đối độc thân đó là do bạn nhưng mình hi vọng nhiều người đang có lo sợ về một cuộc sống hôn nhân phía trước thì nên có một cái nhìn tích cực hoặc đơn giản là thay đổi cách tiếp cận với vấn đề này.Đặc biệt với những bạn gặp phải những điều không tốt đẹp về tình yêu trước kia, có kí ức xấu trong quá khứ về người thân, gia đình của mình, cảm thấy căm ghét tình yêu thì mong bạn có thể cởi mở hơn với người khác cũng như chính mình để có thể tìm hạnh phúc, xã hội còn nhiều thứ để ta tìm hiểu trải nghiệm mà.Mọi người nên dành nhiều thời gian hơn cho bản thân thay vì công việc vì công việc thì không bao giờ hết mà thời gian của chúng ta đang cạn dần.Thời gian trước mình cũng gặp một vài điều khá tệ trong tình yêu, giờ thì bạn gái chưa có, công việc học tập cũng căng thẳng nhưng mình tin bản thân sẽ luôn quản lí được ngân sách thời gian một cách hợp lí và tìm được người bạn đời phù hợp với mình.Nhớ nhé: Hạnh phúc là của mình, do mình và vì mình.
Giải thích thêm một số ý kiến liên quan đến chính sách của chính phủ:
Thứ nhất: chính phủ đang “bắt” người độc thân phải kết hôn thay vì lựa chọn.Không đúng họ chỉ khuyến khích sinh con bằng cách hỗ trợ kinh tế, xóa bỏ những khó khăn gặp phải khi sinh con.Còn bạn muốn hay không là quyền của bạn.
Thứ 2: người độc thân phải chịu thiệt thòi hơn về thuế.Không đúng vì chính phủ dùng tiền để xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao phúc lợi xã hội cho người cao tuổi. Khi bạn già phần lớn là do lớp trẻ gánh chịu, theo kiểu thế hệ sau “nuôi” thế hệ trước nên tiền thuế chênh lệch người độc thân phải đóng cũng là để “nuôi chính mình” sau này thôi.Nhưng người độc thân tự dành tiền để lo cho mình khi về già mà cần gì người trẻ giúp?Không phải ai cũng vậy và người trẻ còn phải làm rất nhiều điều trực tiếp hay gián tiếp giúp bạn lúc đó.Nói chung vẫn là để xây dựng xã hội tốt hơn thôi và nó hợp lí, chính phủ không để bạn thiệt đâu.
Thứ 3 :dân số Việt Nam đang tăng thì khuyến khích đẻ làm gì,lo xa làm gì? Ko hề lo xa đâu.Dân số đang tăng lên chủ yếu ở nhóm người già do độ tuổi TB tăng.Trung Quốc,Hàn Quốc dân số vẫn tăng nhẹ nhưng đã phải khuyến khích sinh đẻ từ lâu rồi, không thì quá muộn.
Thứ 4: giảm dân số cũng tốt mà, bớt áp lực mua nhà, tìm việc, dễ quản lý, phúc lợi tăng,…Có phần đúng nhưng đó là dân số giảm có lộ trình.Trong 50 năm nữa mà dân số Việt Nam như dự báo không thể nào mà có một cái “lộ trình” nào phù hợp cả.Chúng ta nên duy trì mức sinh thay thế hoàn hảo 2,1-2,2 trung bình đến năm 2050 có thể đủ thời gian giúp ta ứng phó với thách thức.Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh hơn thế giới nhiều nhưng với một nước “dân số vàng” thì không phải là quá nhanh.Các quốc gia “già” trước đó luôn cố gắng kéo dài thời kì này càng lâu càng tốt để giàu lên kịp thích ứng với thay đổi.Các nước giàu hơn có thể giải quyết bằng nhập cư có chọn lọc, nhập khẩu lao động giá rẻ nhưng nếu ta không giàu thì làm sao thu hút được ai khi chính Việt Nam giờ lại đang là một nước lao động rẻ.
Tóm tắt 5 những đặc trưng nổi bật của quá trình già hóa dân số Việt Nam như sau:
Thứ nhất, dân số cao tuổi Việt Nam tăng nhanh cả về số tương đối và tuyệt đối, và tăng nhanh hơn các nhóm dân số khác. Chỉ số già hóa tăng lên nhanh chóng. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, thời gian để Việt Nam chuẩn bị đón nhận già hóa dân số ngắn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, dân số cao tuổi Việt Nam có xu hướng “già ở nhóm già nhất”, tức là tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm lớn tuổi nhất (từ 80 trở lên) đã và đang tăng lên nhanh chóng.
Thứ hai, đời sống gia đình, đời sống tinh thần và văn hóa của người cao tuổi thay đổi nhanh chóng. Tỷ lệ người cao tuổi sống với con cái đã giảm nhanh, trong khi tỷ lệ hộ gia đình người cao tuổi sống cô đơn hoặc chỉ có vợ chồng người cao tuổi tăng lên đáng kể. Phần lớn người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn. Dân số cao tuổi phân bố không đồng đều và rất khác biệt giữa các vùng và tỉnh. Di cư từ nông thôn ra thành thị là một nguyên nhân của tình trạng này và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của tỷ lệ hộ gia đình người cao tuổi bị “khuyết thế hệ”2 .
Thứ ba, mô hình và nguyên nhân bệnh tật của người cao tuổi đang thay đổi nhanh chóng, từ bệnh lây nhiễm sang những bệnh không lây nhiễm theo mô hình bệnh tật củamột xã hội hiện đại. Chi phí trung bình cho việc khám chữa bệnh của người cao tuổi cao gấp 7-8 lần chi phí tương ứng của một trẻ em. Mức độ tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế giữa các nhóm dân số cao tuổi rất khác nhau, trong đó dân số cao tuổi ở nông thôn, miền núi hoặc là dân tộc thiểu số có mức độ tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng còn thấp. Số lượng người cao tuổi ngày càng lớn nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi chưa thực sự được coi trọng và đầu tư phát triển tương xứng. Bản thân người cao tuổi cũng chưa ý thức được những nguy cơ bệnh tật. Tuổi thọ của người cao tuổi tăng lên, nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại cải thiện chậm.
Thứ tư, về lao động, việc làm và thu nhập. Theo số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2008, khoảng 43% người cao tuổi vẫn đang làm việc với các công việc khác nhau, nhưng hầu hết là trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mức thu nhập còn thấp và bấp bênh. Tỷ lệ hoạt động kinh tế giảm theo độ tuổi. Người cao tuổi ở nông thôn tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn đáng kể so với người cao tuổi ở thành thị.
Thứ năm, tỷ lệ người cao tuổi đang tham gia hệ thống hưu trí và trợ cấp xã hội còn thấp và mức hưởng còn thấp và chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng thu nhập của hộ gia đình cao tuổi. Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi hiện nay lại không có tính hỗ trợ đối với phần lớn người cao tuổi, đặc biệt là nhóm người cao tuổi dễ tổn thương, vì họ không thể tham gia hệ thống hưu trí do các quy định hiện hành hoặc nhận được mức trợ cấp xã hội quá thấp. Hệ thống hưu trí đóng góp vận hành theo cơ chế tài chính thực thanh thực chi như hiện nay sẽ nhanh chóng bất cân đối về tài chính và sự cân đối này sẽ khiến cho quan hệ đóng – hưởng giữa các thế hệ và giữa nam và nữ trong các thành phần kinh tế khác nhau trở nên bất công bằng
Bạn có thể tham khảo thêm số liệu: danso.org
populationpyramid.net