VIẾT CÁI GÌ?

Mình có viết một bài trên page cá nhân về việc viết kịch bản điện ảnh, nhưng mình thấy nó có thể áp dụng cho tất cả các việc viết khác như viết văn chương, tiểu thuyết, thơ, và cả viết trên mạng xã hội về bất kỳ điều gì đó các bạn muốn trút ra. Nên mình xin share lại ở đây mng đọc nhé.

CÁC ĐẠO DIỄN LỚN NÓI GÌ KHI NÓI VỀ KỊCH BẢN?
/ WHAT THE MASTERS TALK ABOUT WHEN TALK ABOUT SCREENWRITING?

[ORIGINAL ENGLISH QUOTES BELOW]

Phần 1: LÀM PHIM ĐỂ LÀM GÌ?
Phần 2: VỀ CINEMATOGRAPHY/HÌNH ẢNH – QUAY PHIM từ ROGER DEAKINS.
Phần 4: VỀ KỊCH BẢN.
Phần 5: VỀ ĐIỆN ẢNH từ ROBERT BRESSON.

Nguồn: nhật ký Điện ảnh
_____________

PHẦN 4: SCREENWRITING/KỊCH BẢN

_____________

WHAT – VIẾT CÁI GÌ?

Bất cứ thứ gì có thể viết xuống giấy, hoặc có thể nghĩ trong đầu – đều có thể làm thành phim.
– Stanley Kubrick.

Tôi thường cố lơ đi mọi ý tưởng vài lần. Nhưng nếu có một ý tưởng nào đó cứ quay trở lại, năn nỉ, ám ảnh tôi hết lần này tới lần khác, thì nhất định tôi phải làm phim nó cho bằng được.
– J.J. Abrams

Người làm phim không tìm câu chuyện, tự câu chuyện sẽ tìm đến người làm phim.
– Werner Herzog

Trí nhớ, quá khứ, trải nghiệm cá nhân là quyền năng, sức mạnh cho một sức tưởng tượng phong phú.
– Akira Kurosawa

____________

WHY – TẠI SAO VIẾT VỀ CÁI ĐÓ?

nếu nó không đốt cháy cậu rạo rực từ bên trong,
đừng viết ra,
nếu nó không chờ chẳng đợi mà xé nát tim cậu, tâm trí, đôi môi cậu mà chui ra,
đừng làm nó,
– Charles Bukowski

Cậu làm phim vì có điều muốn nói, có câu chuyện muốn kể, có số phận muốn phô bày. Bạn không được làm phim chỉ vì muốn làm phim (và chọn đại một thứ nhảm nhí nào đó để kể).
― Krzysztof Kieślowski

____________

HOW – VIẾT NHƯ THẾ NÀO?

“Muốn làm phim hài? Tất cả những gì cậu cần là một cái công viên, một cha cảnh sát, một nàng thơ và CÁCH CẬU KỂ CÂU CHUYỆN ĐÓ.”
– Charlie Chaplin.

Cách kể chuyện (how) quan trọng hơn câu chuyện (what).
– RICHARD LINKLATER

“Tôi luôn đẩy khán giả thực sự mong đợi một thứ gì đó xảy ra. Xong làm ngược lại.”
– Buster Keaton

Cách tạo drama: Có một điều tui luôn nhắc các biên kịch: Luôn luôn đảm bảo trong một cuộc tranh cãi, TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐÚNG. Họ đều cần có lý do riêng của mình, bảo vệ cho quan điểm HỢP LÝ CHÍNH ĐÁNG của mình. Và lúc nào một cuộc cãi nhau như thế đều thú vị.
– David Fincher

Cho nó miếng cinematic. Đừng làm phim truyền hình: “Trong nhiều phim điện ảnh gần đây tui thấy có quá ít chất điện ảnh: toàn là người đi qua đi lại nói chuyện. Khi làm phim, thoại nên là lựa chọn bất đắc dĩ, cuối cùng nếu ta không thể làm gì khác, không thể kể bằng hình ảnh. Tui luôn cố kể câu chuyện một cách điện ảnh: tức bằng hình ảnh, cú máy, shot quay và dựng phim.”
― Alfred Hitchcock

_____________

VỀ ÂM THANH

Viết với nhạc trong đầu: “Với tui, phim với nhạc phải đi đôi. Bất kể khi nào tui viết kịch bản, một trong những điều đầu tiên tui làm là tìm đoạn nhạc cho cảnh opening/mở đầu.”
– Quentin Tarantino

“Âm thanh là bạn thân của đạo diễn, vì nó rất rẻ, rẻ hơn hình ảnh nhiều. Nhưng nó lại hiệu quả ngang hàng với hình ảnh (nếu biết cách sử dụng), thậm chí tốt hơn vì nó được đến với khán giả một cách gián tiếp.”
– Francis Ford Coppola

“Nhưng một bộ phim tuyệt vời là khi âm thanh tắt đi, khán giả vẫn hiểu cái gì đang diễn ra.”
– Alfred Hitchcock

“Tôi nghĩ khi hình ảnh là chủ đạo trong shot, âm thanh nên im mồm. Và khi âm thanh lên tiếng, hình ảnh nên bất động”.
– Robert Bresson.

_____________

VỀ NHÂN VẬT

“Những bộ phim khiến tôi xem đi xem lại mãi chẳng chán suốt mấy chục năm không phải vì câu chuyện, mà là vì nhân vật, hay vì một cách tiếp cận/góc nhìn khác của người đạo diễn, cách họ kể nó.”
― Martin Scorsese

“Thằng phản diện càng ác, phim càng hay.”
– Alfred Hitchcock

_____________

VỀ CẤU TRÚC

Hãy bắt đầu đặt vấn đề, đừng rườm rà: “Mọi người đã quên cách kể chuyện rồi. Các câu chuyện gần đây không có thân phim hay kết phim. Nó cứ bắt đầu bằng opening/mở phim và cái opening đó chẳng bao giờ kết thúc.”
–Steven Spielberg

Một bài thơ, một tác phẩm nghệ thuật không bao giờ kết thúc. Nó chỉ bị bỏ lửng.
– Paul Valery

Về kết phim: “Nếu cậu kể một câu chuyện & muốn một cái kết đẹp, cũng được, tuỳ vào lúc nào cậu dừng câu chuyện lại”.
– Orson Welles

Một câu chuyện có mở bài, thân bài, kết luận. Nhưng không phải lúc nào cũng theo thứ tự A B C như vậy. Thử đảo nó đi nào!
– Jean-Luc Godard

Khi bị bí? Đi chôm chỉa: “Tôi chôm chỉa từ tất cả những bộ phim tui từng coi.”
– Quentin Tarantino

_____________

ĐIỆN ẢNH CÓ CẦN GIẢI THÍCH TẤT CẢ MỌI THỨ?

“Cuộc đời rất rất phức tạp, và phim ảnh cũng nên như thế”.
– David Lynch

Một trong những điều quan trọng nhất với biên kịch hay một người làm phim là nắm chặt lấy những biểu tượng, hình ảnh cứ vang vọng trong đầu bạn, trái tim bạn, tiềm thức bạn mà không cần hiểu rõ ý nghĩa của nó.
– Christopher Nolan.

Chẳng có tương lai nào cho các đạo diễn luôn giải thích mọi thứ trong phim của mình.
—Akira Kurosawa

_____________

VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỌC:

Để viết được một kịch bản hay, cậu phải đọc, đọc thật nhiều sách kinh điển của thế giới. Cậu phải tự đặt câu hỏi tại sao nó lại trở thành kinh điển?
Cảm xúc cậu có từ cuốn sách là do đâu? Nhân vật? Câu nói?
Những khao khát nào tác giả cần có? Mức độ tỉ mỉ đến nhường nào để thể hiện nhân vật, sự kiện theo ý họ?
Phải đọc, đọc tới lui cho tới khi hiểu rõ mọi thứ đó.
Cậu cũng phải xem phim kinh điển, đọc kịch bản kinh điển và biết những triết lý điện ảnh của những đạo diễn bậc thầy.
Nếu cậu muốn thành đạo diễn giỏi, cậu phải giỏi viết kịch bản trước đã.
– Akira Kurosawa

Đọc, đọc, đọc, đọc, đọc, đọc, đọc, đọc, đọc, đọc, đọc, đọc, đọc, đọc, đọc. Không đọc, có cứt mà viết kịch bản.’
– Werner Herzog

_____________

NHỮNG THỨ KỊCH BẢN NÊN CÓ
Phim của cậu nên khiến cậu phải tự vấn chính mình.
– CLAIRE DENIS

Viết bằng giọng của chính bạn: Cách bạn nói chuyện đời thường, cách bạn suy nghĩ, cách bạn cảm nhận cuộc sống xung quanh.
– Jac Schaeffer.

_____________

QUY TRÌNH

Có câu này, vui thôi: “Điện ảnh khi là cậu ngồi một mình trong phòng mình 3 giờ sáng hoặc 7 giờ sáng, viết một cảnh phim.”
– Jean-Pierre Melville

Paul Thomas Anderson thì viết mỗi ngày tối đa 4 tiếng, vì bắt đầu từ tiếng thứ 5, 6 là ổng mệt não rồi. Dành thời gian cho gia đình xả chét. Và cũng vì ổng nghĩ quá trình viết kịch bản cần phải trải qua nhiều tháng (trung bình Paul viết một kịch bản mất 8 tháng), để ổng lượm lặt luôn các sự kiện xảy ra trong ngày vào kịch bản luôn. )

Paul có cách viết rất hay: viết liền tù tì, không bỏ không xoá bất cứ thứ gì (dù nó ngớ ngẩn, ngu ngu, không logic, kỳ cục, tào lao..), thậm chí sai chính tả, lỗi typo, ổng cũng giữ lại hết. “Everything happens for a reason” – là quan điểm của ổng. Những mistake/sai lầm khi viết như những mistake/lỗi lầm/ngu dốt của mình trong cuộc đời, nên cuối cùng phim của Paul lúc nào cũng có những nhân vật luôn có khuyết điểm, rất đời như chính những lỗi chính tả của ổng.

_____________

TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỊCH BẢN & VIỆC THAY ĐỔI KỊCH BẢN/ỨNG TÁC TRÊN SET

“Kịch bản tốt, đạo diễn giỏi sẽ làm thành một kinh điển.
Kịch bản tốt, đạo diễn dỏm cũng sẽ làm được một bộ phim xem được.
Nhưng kịch bản mà dở, thì có đạo diễn bậc thầy cũng thua.”
– Akira Kurosawa.

“Có 3 thứ quan trọng nhất cần có để làm được phim hay: kịch bản, kịch bản & kịch bản.” – Alfred Hitchcock.

Nhưng không phải tuyệt đối phụ thuộc vào kịch bản viết sẵn, có những đạo diễn tin vào bản năng, trực giác ngay tại set. Ví dụ như Wim Wenders & Wong Kar-wai/Vương Gia Vệ là hai người có thể mai quay hôm nay viết kịch bản, hoặc nghĩ kịch bản ngay trên set.

Takeshi Kitano là đạo diễn viết kịch bản ở nhà, nhưng lên set mới quyết định cách kể, làm thế nào để quay cảnh này (blocking, góc máy, cú máy..).

Và Martin Scorsese từng nói “Script is just a reference”. Với Marty, cần phải chuẩn bị rất kỹ càng ở khâu tiền kỳ, kịch bản cần phải storyboard tất cả. Lên set cứ thế mà làm, nhưng nếu có điều gì đó xảy ra unexpected ngoài ý muốn, Scorsese sẽ cân nhắc nó có phù hợp câu chuyện không để đem vào phim luôn.

Hầu hết các đạo diễn lớn đều không quá phụ thuộc vào kịch bản (kiểu không chịu thay đổi, nhất nhất phải theo kịch bản) và đều cố gắng xử lý các vấn đề onset mà & tận dụng nó đưa vào phim, ví dụ:
– như bể cái ly, như cú đập tay lên bàn của Leonardo DiCaprio trong Django Unchained.
– nhân vật ứng biến nói thêm thoại thêm hành động, như cuộc gặp của McConaughey & DiCaprio trong cuộc gặp đầu tiên hút cần trong Wolf of Wall Street
– bể bối cảnh phải đổi sang bối cảnh khác,
– thiếu lens buộc phải quay lens tiêu cự khác,
– diễn viên bận buộc phải xài diễn viên đóng 2 hai như Moebius của Kim Ki-duk, hay Dr. Strangelove (3 vai) của Stanley Kubrick.
– hay khi bị tai nạn cháy cả dàn khoan dầu trong There Will Blood của Paul Thomas Anderson. Robert Elswit cinematographer lúc đó bảo Paul lúc đó vui như lên đồng, anh ý cực cực thích cái gì đó unexpected trên set, things go wrong & he goes crazily happy. ))

_____________

ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT TRONG MỘT KỊCH BẢN/BỘ PHIM LÀ CẢM GIÁC CỦA KHÁN GIẢ:

Luôn luôn làm khán giả chịu đựng, căng thẳng nhất có thể.
― Alfred Hitchcock

Tôi thích cảm nhận bộ phim hơn là hiểu rõ hoàn toàn nó.
– Robert Bresson

Nếu cậu muốn nói điều gì đó trong phim, đừng nói thẳng. Cách ít tác dụng nhất, ít cảm xúc nhất, dở nhất là nói thẳng. Hãy gợi ý, hãy cho họ những hình ảnh đủ để khiến họ tự nhận ra chuyện đó. Khoảnh khắc họ tự nhận ra một điều gì đó, họ sẽ mãi mãi không bao giờ.
– Stanley Kubrick.

Và kết thúc phần này, mình xin chốt bằng một vấn đề: VIẾT KỊCH BẢN XONG THÌ LÀM GÌ? Mình xin trích một câu nói của Agnes Varda:
“Với tôi, một bộ phim không phải dựa trên một cuốn kịch bản đầy thoại, mà phải đầy hình ảnh.
Cách cậu chọn quay shot đó với góc máy tĩnh hay di chuyển theo nhân vật,
phim màu hay trắng đen,
quay tốc độ khung hình chậm slow motion hay tốc độ nhanh,
ống kính tiêu cực dài hay ngắn, lens rộng hay lens tele,
cách cậu dựng hình,
có nhạc hay không nhạc,
tất cả những quyết định đó, cần phải có trong kịch bản của cậu,
đó không nên là kịch bản, mà là kịch bản điện ảnh.”

K.

P/s: Phần sau, sẽ là PHẦN 5: CÁC BẬC THẦY NGHĨ ĐẠO DIỄN LÀ NGƯỜI LÀM NHỮNG VIỆC GÌ
(không phải chi tiết kiểu làm xử lý kịch bản, tiền kỳ đi đường dây chỉ đạo diễn xuất hậu kỳ nha, mà là một tầm nhìn tổng quát về những quyết định gì là quan trọng nhất mà người đạo diễn cần phải quyết, kiểm soát).

____________

[ORIGINAL ENGLISH QUOTES]

WHAT

If anything can be written, or thought, it can be filmed.
– Stanley Kubrick.

“I TRY TO PUSH IDEAS AWAY, AND THE ONES THAT WILL NOT LEAVE ME ALONE ARE THE ONES THAT ULTIMATELY END UP HAPPENING.”
– J.J. Abrams

Filmmakers don’t find stories, stories find filmmakers
– Werner Herzog

It is the power of memory that gives rise to the power of imagination.
– Akira Kurosawa

____________

WHY

if it doesn’t come bursting out of you
in spite of everything,
don’t do it.
unless it comes unasked out of your
heart and your mind and your mouth
and your gut,
don’t do it.
– Charles Bukowski

“You have to want to make a film for other reasons – to say something, to tell a story, to show somebody’s fate – but you can’t want to make a film simply for the sake of it.”
― Krzysztof Kieślowski

____________

HOW

All I need to make a comedy is a park, a policeman and a pretty girl & the way you tell it.
– Charlie Chaplin.

How you tell a story is more important than the story itself.
RICHARD LINKLATER

Hãy bắt đầu đặt vấn đề, đừng rườm rà: People have forgotten how to tell a story. Stories don’t have a middle or an end any more. They usually have a beginning that never stops beginning.
–Steven Spielberg

Viết với nhạc trong đầu: To me, movies and music go hand in hand. When I’m writing a script, one of the first things I do is find the music I’m going to play for the opening sequence.
– Quentin Tarantino

Viết bằng giọng của chính bạn: Write your voice. Write how you talk, what you think, and what you feel.
– Jac Schaeffer.

Cách tạo drama: “The thing I always say to any writer that I’m working with is: Just make sure that in any argument, EVERYONE is right. I want every single person arguing a righteous side of the argument. That makes interesting drama.”
– David Fincher

____________

STRUCTURE

A story should have a beginning, a middle, and an end… but not necessarily in that order.
– Jean-Luc Godard

Khi bị bí? Đi chôm chỉa: “I STEAL FROM EVERY MOVIE EVER MADE.”
– Quentin Tarantino

Trao kỳ vọng, rồi đạp đổ: “I WANT TO TOP EXPECTATIONS. I WANT TO BLOW YOU AWAY.”
– Buster Keaton

Nhớ viết âm thanh nữa: “Sound is your friend because sound is much cheaper than picture, but it has equal effect on the audience – in some ways, perhaps more effect because it does it in a very indirect way.”
– Francis Ford Coppola

Nhưng nhớ hình ảnh vẫn quan trọng hơn: “IF IT’S A GOOD MOVIE, THE SOUND COULD GO OFF AND THE AUDIENCE WOULD STILL HAVE A PRETTY CLEAR IDEA OF WHAT WAS GOING ON.”
– Alfred Hitchcock

Cho nó miếng cinematic. Đừng làm phim truyền hình: “In many of the films now being made, there is very little cinema: they are mostly what I call ‘photographs of people talking.’ When we tell a story in cinema we should resort to dialogue only when it’s impossible to do otherwise. I always try to tell a story in the cinematic way, through a succession of shots and bits of film in between.”
― Alfred Hitchcock

____________

CHARACTER

“The films that I constantly revisited or saw repeatedly held out longer for me over the years not because of plot but because of character and a very different approach to story.”
― Martin Scorsese

“THE MORE SUCCESSFUL THE VILLAIN, THE MORE SUCCESSFUL THE PICTURE.”
– Alfred Hitchcock

Về kết phim: “IF YOU WANT A HAPPY ENDING, THAT DEPENDS, OF COURSE, ON WHERE YOU STOP YOUR STORY.”
– Orson Welles

____________

NEED TO EXPLAIN?

Về chuyện điện ảnh có cần giải thích tất cả mọi thứ:
“Life is very, very complicated, and so films should be allowed to be, too.”
– David Lynch

One of the things you do as a writer and as a filmmaker is grasp for resonant symbols and imagery without necessarily fully understanding it yourself.
– Christopher Nolan.

There can be no bright future for those who are ready to explain everything about their own film.
—Akira Kurosawa

____________

THE IMPORTANCE OF READING

In order to write scripts, you must first study the great novels and dramas of the world. You must consider why they are great. Where does the emotion come from that you feel as you read them? What degree of passion did the author have to have, what level of meticulousness did he have to command, in order to portray the characters and events as he did? You must read thoroughly, to the point where you can grasp all these things. You must also see the great films. You must read the great screenplays and study the film theories of the great directors. If your goal is to become a film director, you must master screenwriting.
– Akira Kurosawa

Read, read, read, read, read, read, read, read, read, read, read, read, read…if you don’t read, you will never be a filmmaker.’
– Werner Herzog

Your film should make you ask questions.
CLAIRE DENIS

“Art is when you’re alone in your room at 3:00 am., writing a scene.
– Jean-Pierre Melville

____________

THE SCREENPLAY’S IMPORTANCE & IMPROV ON SET
“With a good script, a good director can produce a masterpiece. With the same script, a mediocre director can produce a passable film. But with a bad script even a good director can’t possibly make a good film. … The script must be something that has the power to do this.”
– Akira Kurosawa.

“There are three things needed to make a good film: script, script and script.” – Alfred Hitchcock.

But, “Script is just a reference”.
– Martin Scorsese

____________

THE MOST IMPORTANT ELEMENT IN A SCREENPLAY/FILM: AUDIENCE’S FEELING

A poem, an art is never finished, only abandoned.
– Paul Valery

Always make the audience suffer as much as possible.
― Alfred Hitchcock

I’d rather people feel a film rather than understand it.
– Robert Bresson

“If you really want to communicate something, even if it’s just an emotion or an attitude, let alone an idea, the least effective and least enjoyable way is directly. It only goes in about an inch. But if you can get people to the point where they have to think a moment what it is you’re getting at, and then discover it, the thrill of discovery goes right through the heart.”
– Stanley Kubrick.

____________

DONE WRITING? WHAT NEXT?
“For me, a film is not written by the screenplay or the dialogue, it’s written by the way of the filming. The choices that you have to make between still shot or traveling shot, color or black-and-white, speedy way of acting or slow-motion or whatever, all these choices, and the lens you choose, and the camera you choose, and then the editing, and then the music or not, and the mixing—all these choices all the way through the film, all through the making of the film, that’s what cine-writing is.”
– Agnes Varda.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *