#webnonquora

Minh đạo nhân sinh

#webnonquora

Trong cuốn sách Minh đạo nhân sinh, tác giả Michael Puett cùng cộng sự Christine đã đề cập một luận điểm rất đáng suy ngẫm như sau:

“Chúng ta thường nghe rằng sự chấp nhận là chìa khóa cho sự phát triển cá nhân: hãy yêu bản thân mình. Hãy bình an với con người của bạn trong thời điểm này. Điều này dẫn đến việc chúng ta không chỉ chấp nhận bản thân mà còn chấp nhận luôn cả cuộc sống của mình nữa; chỉ có như vậy, chúng ta mới có được sự thanh thản trong chừng mực nào đó.

Nhưng một trong những triết gia của chúng ta sẽ lo ngại về mức độ chấp nhận bản thân này. Một học giả Khổng giáo sinh năm 310 trước Công nguyên, Tuân Tử, không tin rằng chúng ta nên chấp nhận bản thân như chúng ta vốn là. Thay vào đó, ông lập luận rằng chúng ta không bao giờ nên chấp nhận một cách mãn nguyện những gì chúng ta nghĩ là thiên bẩm sinh đối với mình.

Phải, bất cứ ai cũng sẽ giải cứu một đứa trẻ khỏi một cái giếng, nhưng Tuân Tử không muốn chúng ta quên đi những động lực ít mang tính vị tha hơn của mình trong từng khoảnh khắc mỗi ngày. Những khao khát và ham muốn tồi tệ nhất của chúng ta cũng là một phần trong cái bẩm sinh đó.

Chúng ta sẽ thấy máu nóng bốc lên khi đang ở giữa đám kẹt xe mà ai đó dám bóp còi hối thúc chúng ta di chuyển. Chúng ta bàn tán về nỗi bất hạnh của một người bạn, tiết lộ những bí mật mà cô ấy chia sẻ một cách riêng tư. Chúng ta lo lắng suốt nhiều ngày vì một lời chỉ trích của ai đó; chúng ta sa đà vào mua sắm online để dập tắt những lo âu của mình.

Hãy tưởng tưởng chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta luôn cho phép những mặt tệ hại nhất, kém thuần hóa nhất của mình xuất hiện liên tục – nếu chúng ta chấp nhận bản chất “đích thực” của mình trong từng khoảnh khắc. Như Tuân Tử đã viết:

“Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả ngụy dã. Kim nhân chi tính, sinh nhi hữu hiếu lợi yên, thuận thị, cố tranh đoạt sinh, nhi từ thượng vong yên. Sinh nhi hữu tật ác yên…”

(Bản chất con người là ác, còn thiện là do con người làm ra. Tính của con người là sinh ra đã thích lợi, thuận theo tính đó thì thành ra tranh đoạt lẫn nhau, không nhường nhịn gì cả. Sinh ra đố kỵ…)”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *