Vì sao xe tăng Nga thường xuyên bị thổi bay tháp pháo ở Ukraine?

Kiểu thiết kế hệ thống nạp đạn tự động với 40 viên đạn pháo 125mm nằm ngay bên dưới tháp pháo của T-72 khiến tháp pháo dễ bị thổi bay khi bị tên lửa chống tăng xuyên qua và kích nổ toàn bộ khối đạn. Lỗ hổng thiết kế này gọi là “hộp đồ chơi có lò xo bật ra” (jack-in-the-box effect). Các mẫu xe tăng mới hơn của Nga như T-80 và T-90 được nâng cấp lớp giáp nhưng chúng vẫn có hệ thống nạp đạn tương tự, khiến chúng chịu chung số phận.

Các thiết kế của xe tăng phương Tây, bao gồm xe tăng M1 Abrams, đạn dược trong xe được tạo khoang riêng ngăn cách với khoang của kíp lái bởi lớp ngăn nổ, và được lắp các tấm chắn thoát khí đặc biệt để ngay cả khi đạn nổ, các tấm thoát khí này sẽ bị thổi bay trước và làm lệch hướng vụ nổ ra ngoài chứ không xuyên qua khoang kíp lái. Điều này giúp kíp lái có thời gian thoát ra ngoài.

Trong khi đó trong thiết kế của xe tăng Nga, không có tấm chắn thoát khí vì đạn dược được cất trữ cùng chỗ với kíp lái. Do đó, khi một quả đạn chống tăng xuyên thủng tháp pháo hoặc thân xe thì có thể làm nổ lượng đạn cất trữ, khiến xe tăng nổ tung, xé toạc xe tăng từ bên trong và thường thì tháp pháo bị thổi bay ra xa. Trong trường hợp như vậy kíp lái có thể thiệt mạng ngay lập tức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *