Đáp : Edward Kenway
Tôi là người Trung Quốc và tôi muốn nói với bạn vài điều.
Tôi đã đến Việt Nam 2 lần. Tôi đã phát hiện ra một điều rất thú vị
GDP bình quân đầu người của người Việt Nam hiện nay tầm khoảng 3000 USD, cùng mức này chúng ta có các quốc gia như Mông Cổ, Ấn Độ, Indonesia và Philippines.
Tuy nhiên, nếu như bạn đã từng đến Việt Nam, bạn sẽ nhận ra rằng Việt Nam là nơi tốt nhất trong số các quốc gia này.
Ít nhất ở tại Việt Nam, tôi chưa từng thấy người nghèo nào tại Việt Nam phải sống kiểu vô gia cư. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều người nghèo đến cùng cực tại Ấn Độ và Philippines, còn tại Việt Nam, hầu hết mức sống của mọi người là kiểu “không giàu nhưng vẫn chấp nhận được”
Ngoài ra, nền giáo dục và trình độ y tế của Việt Nam, vẫn là tốt nhất trong số các quốc gia này.
Vấn đề của nền kinh tế Việt Nam hiện giờ chủ yếu là về việc công nghiệp hóa.
Việt Nam là một nước nông nghiệp và không có một hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh. Nhật Bản đã xây dựng thành công hệ thống công nghiệp của mình trước Thế Chiến 2, Hàn Quốc nhờ vào sự hỗ trợ của Mỹ, còn Trung Quốc nhờ vào sự hỗ trợ của Liên Xô. Tất cả các nước Đông Á đều đã có hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh, có thể giúp chúng tôi phát triển công nghệ của riêng mình và tìm ra lối đi riêng của chúng tôi, với tư cách là một quốc gia công nghiệp hóa.
Còn Việt Nam thì không có điều này.
Bạn có thể nhận thấy sau cuộc xung đột chính trị giữa Nhật Bản và Trung Quốc vào năm 2013, nhiều công ty Nhật Bản đã rời Trung Quốc và xây dựng các nhà máy của họ tại Việt nam. Các nước Phương Tây và Hàn Quốc cũng đầu tư rất nhiều vào Việt Nam, và Việt Nam đã trở thành một trong những công xưởng lớn nhất thế giới, nhờ giá nhân công thấp. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều hàng hóa trên thị trường, trước đây được sản xuất tại Trung Quốc hoặc tại Hàn Quốc, nhưng nay đã được sản xuất bởi Việt Nam.
Đến nay đã 7 năm trôi qua, thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam vẫn ở mức thấp, chỉ có $3000.
Bởi vì tất cả lợi nhuận thu được đã chảy vào tay của các công ty nước ngoài, vì họ sở hữu công nghệ cốt lõi. Việt Nam vẫn chưa học được gì từ họ để bắt đầu thành lập nhà sản xuất của riêng họ.
Nhờ việc sản xuất cho Ford và Benz, bây giờ Nhật Bản có được Honda và Nissan. Nhờ làm việc cho Siemens và Edison, Hàn Quốc có được Samsung và LG. Nhờ việc cho phép Apple đặt máy móc tại Quảng Châu, giờ đây Trung Quốc mới có Huawei, Xiaomi.
Việt Nam không có hệ thống công nghiệp của riêng mình, đó là lý do tại sao bạn có thể coi Việt Nam là vật hy sinh của quá trình toàn cầu hóa đang nằm dưới sự thống trị của Phương Tây.
Nhưng tôi chắc rằng nếu Việt Nam có thể thiết lập hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh của riêng mình, và tìm thấy vai trò của riêng mình trong nền kinh tế thế giới, Việt Nam có thể trở thành một nền kinh tế lớn hơn nhiều so với Đài Loan và Hàn Quốc, và gần như ngang bằng với Nhật Bản.
Gần 100 triệu người dân cần cù, khéo léo (gấp 4 lần Đài Loan và gấp 2 lần Hàn Quốc), môi trường chính trị quốc tế tốt (không có kẻ thù truyền kiếp kiểu như Triều Tiên và Hàn Quốc, Trung Quốc là mối đe dọa nhưng cũng là đối tác, có quan hệ tốt với thế giới Phương Tây), đủ tài nguyên từ Biển Đông.
Việt Nam chắc chắn là quốc gia có tiềm năng nhất trên thế giới.
Tái bút: một số ý kiến viết rằng Việt Nam có vấn đề tham nhũng nặng. Nó cũng phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển khác. Vào các năm 1980–1990 của Hàn Quốc, và Trung Quốc 10 năm trước đây, nhân quyền và tham nhũng cũng là một vấn đề lớn. Bộ máy chính trị có thể được cải cách từ việc phát triển kinh tế và việc nâng cấp quan hệ sản xuất.
Hãy nhìn về “nền dân chủ” theo kiểu Philippines, Thái Lan và Ấn Độ. Bạn có nhận thấy Việt Nam hiện giờ tốt hơn nhiều không?
Theo: Phong Lý