Sau hơn mười ngày phải đối mặt với thời tiết đặc biệt khắc nghiệt, nhiệt độ dưới mức đóng băng và bão tuyết, Trung Quốc đang bắt đầu thấy dấu hiệu suy yếu của đợt sóng lạnh. Kể từ khi đợt lạnh quét qua hầu hết lãnh thổ, nhiều khu vực phía Bắc và Đông Bắc nước này đã phải chịu đựng bão tuyết lớn kỷ lục tới nhiệt độ xuống đến mức âm 40 độ C ở một số nơi.
Vì sao sóng lạnh kỷ lục tại Trung Quốc có dấu hiệu suy yếu?
Tuy nhiên, theo các chuyên gia khí tượng, có dấu hiệu cho thấy sóng lạnh đang suy yếu và một đợt không khí ấm áp chuẩn bị di chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam, hứa hẹn sẽ mang lại sự ấm áp cho nhiều khu vực. Các dự báo thời tiết chỉ ra rằng nhiệt độ sẽ tăng lên đáng kể. Theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cho biết, nhiệt độ có thể tăng lên trên 10 độ C ở nhiều địa điểm ở miền Trung và miền Đông vào thứ Hai (25/12). Nhiệt độ ấm hơn dự kiến được kỳ vọng sẽ kéo dài đến cuối tháng 12, hầu hết các khu vực trên cả nước sẽ ấm dần lên.
Ở phía Bắc, Thiên Tân, dự báo khí tượng cho biết nhiệt độ sẽ tăng chậm từ ngày 24/12, với nhiệt độ cao nhất dự kiến trên 0 độ C và tối thiểu không thấp hơn âm 10 độ C. Tuy nhiên, cảnh báo rằng thời tiết có thể biến động do sự hoạt động bất thường của không khí lạnh, người dân được khuyến cáo chú ý theo dõi dự báo và ăn mặc phù hợp.
Các đài quan sát tỉnh miền Đông Trung Quốccũng cảnh báo về việc nhiệt độ có thể giảm xuống âm 20 độ C ở một số khu vực miền núi phía tây bắc. Trong khi đó, miền bắc Trung Quốc, bao gồm cả Bắc Kinh, Hà Bắc, Thiên Tân, Hà Nam, Nội Mông và các tỉnh phía đông bắc, đã ghi nhận nhiệt độ lạnh nhất trong lịch sử vào giữa tháng 12.
Thượng Hải, trung tâm tài chính của Trung Quốc, đang chuẩn bị đón đợt lạnh giá nhất vào tháng 12 trong 40 năm trở lại đây. Theo dự báo nhiệt độ có thể giảm xuống âm 4 đến âm 6 độ C ở các vùng ngoại ô và duy trì dưới 0 độ C trong cả ngày, hiện tượng chưa từng xảy ra trong suốt 4 thập kỷ vừa qua.
Nhu cầu sưởi ấm tăng cao trên khắp Trung Quốc, đặc biệt là ở miền Bắc, khiến phụ tải điện cao điểm tăng lên 100 triệu kilowatt so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù có sự gia tăng, nhưng dự trữ nhiên liệu sưởi vẫn đủ, không cần phải tăng cường nhập khẩu than và khí đốt tự nhiên để đáp ứng nhu cầu điện kỷ lục.
Đợt sóng lạnh kỷ lục này đã tạo ra nhiều khó khăn, từ gián đoạn giao thông đường bộ, đường sắt đến hàng không, cũng như làm tăng đột ngột nhu cầu sưởi ấm và làm trở ngại các hoạt động cứu hộ ở các khu vực b ị ảnh hưởng, đặc biệt là tây bắc – nơi một trận động đất đã gây thiệt hại lớn. Mặc dù lượng tuyết rơi không nhiều bằng các vùng khác, nhưng điều kiện lạnh buốt, băng giá và gió giật mạnh ở Trung Quốc đã tạo ra những thách thức đáng kể cho người dân và chính quyền địa phương.