Vì cánh quạt.
Tầm khoảng 50 năm đầu tiên của ngành công nghiệp máy bay, tất cả máy bay đều sử dụng một cánh quạt. Phần lớn đều quay theo chiều kim đồng hồ, tạo ra một mô-men ngược chiều kim đồng hồ đối với thân máy bay, khiến cho máy bay dễ rẽ trái hơn là rẽ phải.
Cho nên các quy trình cất cánh và hạ cánh gần như luôn luôn là về bên trái, cho nên phi công bay (flying pilot – người còn lại là monitoring pilot) sẽ ngồi ở bên trái để có tầm nhìn tốt hơn.
Tất nhiên là cơ chế vật lý về cánh quạt và những lực hay mô-men áp dụng lên máy bay còn nhiều nữa, nhưng về cơ bản thì cánh quạt quay theo chiều kim đồng hồ khiến cho rẽ trái dễ dàng hơn, đặc biệt trong trường hợp máy bay có nhiều động cơ và động cơ bên trái có vấn đề.
Đây không phải là một cái truyền thống lâu đời gì đâu (mặc dù tôi nói như này nghe cũng có vẻ cổ thật). Nó vẫn đúng với các máy bay cánh quạt hiện tại (về cơ bản thì cứ nhỏ hơn một chiếc airliner thì thường là cánh quạt). Và vì tất cả các phi công máy bay cánh bằng (fixed-wing pilot) đều được huấn luyện trên các thể loại máy bay cánh quạt đầu tiên – cho đến khi họ chuyển qua máy bay phản lực (jet) – ghế trái luôn được dành cho phi công chỉ huy (pilot-in-command).
Edit: tôi thường nhận được comment ở dưới câu trả lời này hỏi mấy câu hỏi follow-up, phần lớn đều do việc không hiểu cơ chế vật lý nên không thể hiểu được lý do của việc làm như vậy.
Tôi muốn viết câu trả lời thế nào cho đơn giản nhất, nhưng có vẻ là phải giải thích thêm để thực sự hiểu được nguyên nhân.
Cho nên là, giờ tôi sẽ nhảy vào mấy thứ mang tính kỹ thuật hơn, nhưng ELI5 nhé.
Một trong những tác động khí động học từ việc sử dụng cánh quạt của các máy bay cánh quạt là nhân tố p (p-factor). Về cơ bản là xu hướng phía bên phải của cái ‘đĩa’ cánh quạt thường tạo nhiều lực đẩy hơn ở các góc chém cao (high angles of attack) do cách cánh quạt chém vào không khí.
Điều nảy tạo lực đẩy ở nửa bên phải đĩa cánh quạt, tạo ra một mô-men yaw (*) sang trái. Đây là lý do khi máy bay cánh quạt đang cất cánh, phi công luôn phải sử dụng thêm đuôi đứng (rudder) để giữ cho máy bay ở trên đường trung tâm của đường băng.
Xu hướng yaw sang trái này cũng khiến cho máy bay có xu hướng lộn (roll) sang trái nếu như không để ý, đây là một phần lý do máy bay rẽ trái dễ hơn.
Giờ thì, đối với máy bay nhiều động cơ, hiện tượng này còn thấy rõ hơn đối với các động cơ ở bên phải. Đây là vì cánh tay đòn của mô-men lực tạo ra do lực đẩy bất đối xứng của động cơ bên phải cách xa trọng tâm máy bay hơn động cơ bên trái. Nói cách khác, động cơ phải có mô-men lớn hơn do có khoảng cách đến trọng tâm máy bay dài hơn động cơ trái, khiến cho hiệu ứng này mạnh hơn.
Việc động cơ trái ngừng hoạt động tạo ra rất nhiều lực cản, cũng như mất đi khả năng điều khiển máy bay (do các bề mặt điều khiển – control surface – có khả năng tác động lớn hơn), khiến cho việc giữ máy bay bay thẳng, chưa nói đến rẽ phải, khó hơn rất nhiều. Điều này đặc biệt đúng khi máy bay bay với tốc độ thấp như khi đang cất cánh, tiếp cận sân bay (approach) hay hạ cánh, máy bay không bay đủ nhanh để dùng được đuôi đứng (do không có đủ không khí tiếp xúc với đuôi đứng), khiến cho việc giữ máy bay ổn định rất khó khăn. Điều này buộc phi công phải luôn rẽ trái, đơn giản hơn và an toàn hơn.
Đây là lý do vì sao, đối với các máy bay có từ 2 động cơ quay theo chiều kim đồng hồ (gần như tất cả), động cơ ‘thiết yếu’ luôn là động cơ trái, vì việc mất động cơ này ảnh hưởng nhiều hơn đến việc điều khiển máy bay so với động cơ phải.
Và đó là lý do phi công bay luôn ngồi bên trái, để khi họ rẽ trái thì được dễ dàng hơn và an toàn hơn.
Hình 2 để minh họa cho những gì tôi vừa nói.
(*) Yaw: đối với máy bay có 3 trục di chuyển là pitch, yaw và roll, các bạn xem hình minh họa ở dưới để hiểu thêm.
Trans: Mình có tìm hiểu thêm thì có được biết đây là một truyền thống khá là lâu rồi, bắt nguồn từ thời tàu thuyền được sử dụng nhiều nhất. Trước khi bánh lái giữa được phát minh, người ta sử dụng bánh lái ở một bên (hình 3), cho nên bên bánh lái được gọi là ‘starboard’ (steer board), bên còn lại sẽ được dùng để di chuyển người và hàng từ cảng lên tàu, nên được gọi là ‘portside’. Truyền thống này được giữ cho đến tận lúc máy bay được phát minh, hành khách luôn lên máy bay từ bên trái (có một số ngoại lệ như MD-80 cho hành khách lên máy bay từ sau, hoặc một số loại máy bay vận tải của quân đội, cho hành khách lên từ trước hoặc từ sau), còn phía bên phải sẽ được dùng để chất hàng hóa và các vấn đề kỹ thuật liên quan khác. Chi tiết hơn các bạn xem tại đây (https://youtu.be/TpVexTp1luM).