vi-sao-2024-bi-goi-la-nam-goa-phu,-khong-nen-ket-hon-o-trung-quoc

Vì sao 2024 bị gọi là năm Góa Phụ, không nên kết hôn ở Trung Quốc

Nhiều người dùng mạng xã hội ở Trung Quốc đại lục cho rằng vì 2024 là năm Góa Phụ nên sẽ không may mắn khi kết hôn, phụ nữ kết hôn vào năm này sẽ dễ mất chồng hơn, theo South China Morning Post.

Cái tên Năm Góa Phụ, hay gua fu nian trong tiếng Trung, xuất phát từ thông tin sai lệch xung quanh tên ban đầu – Gua nian.

Gua nian có nghĩa là “năm không có lễ khai xuân” – người Trung Quốc cổ xưa xem đây là dấu hiệu của một năm may mắn.

Tuy nhiên theo thời gian, ý nghĩa ban đầu này lại mất đi, thay vào đó người ta tin vào sự giải nghĩa khác. Cụ thể, trong tiếng Trung yang có nghĩa là dương – năng lượng nam tính. Vì vậy, thiếu mùa xuân có nghĩa là thiếu năng lượng nam tính và người ta cho rằng đây sẽ là năm Góa Phụ.

Lịch Trung Quốc có dạng âm dương, nghĩa là kết hợp các tháng âm lịch dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày và lịch Mặt Trời (lịch dương) 365 ngày. Điều này dẫn đến một số năm Âm lịch có hai ngày đầu xuân hoặc những năm khác thì không có lễ khai xuân.

Vì sao 2024 bị gọi là năm Góa Phụ, không nên kết hôn ở Trung Quốc- Ảnh 1.

Hôn nhân ở Trung Quốc mang nhiều màu sắc truyền thống và đôi khi có cả những mê tín xa xưa. Ảnh: Shutterstock.

Trong khi người mê tín cho rằng mọi người nên kết hôn vào năm Xuân Kép và tránh kết hôn vào năm Góa Phụ thì những số liệu thống kê lại cho thấy điều ngược lại.

Năm 2013 (Quý Tỵ) cũng là năm Góa Phụ nhưng số lượng đám cưới lại cao nhất kể từ khi có số liệu thống kê vào năm 1978.

Thực tế là cứ 19 năm lại có 7 năm như vậy, việc tránh đám cưới vào những năm này trở nên không thực tế. Đối với nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc, họ quan tâm đến việc sinh con vào năm đẹp hơn là kết hôn vào năm nào. Theo dân gian, những đứa trẻ sinh vào năm rồng thường sẽ gặp may mắn hơn.

Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), dân số Trung Quốc sụt giảm năm thứ hai liên tiếp khi tỷ lệ sinh thấp kỷ lục kể từ năm 1949, ở mức 6,39 trẻ em trên 1.000 dân, so với mốc 6,77 năm 2022.

Tuy nhiên, tình trạng hứa hẹn có chút cải thiện trong năm Rồng. Zhai Zhenwu – nhà nhân khẩu học, Giáo sư Đại học Nhân dân Trung Quốc – cho biết mong muốn sinh con trong năm Thìn của người dân nước này có thể dẫn đến tỷ lệ sinh tăng trong năm tới.

Một số người mê tín cũng cho rằng việc xây nhà mới vào năm Góa Phụ đáng lo ngại, vì việc không có ngày đầu xuân được coi là phong thủy xấu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *