Vi-rút COVID-19 đã giúp bạn nhận ra điều gì?
Trả lời bởi Habib Fanny
Nguồn: https://qr.ae/pNrM98
_________________
- Các quốc gia khác nhau có tỷ lệ thành công rất khác nhau trong việc ngăn chặn dịch bệnh này. Rõ ràng rằng hành động sớm và mạnh mẽ, cùng với văn hóa tuân thủ của người dân, có tác động vô cùng to lớn trong việc ngăn chặn sự phát tán của vi rút.
-
Các tổ chức y tế dự phòng trên khắp thế giới cần được cấp tài trợ đủ để có thể lên kế hoạch những việc phải làm khi một trận dịch xảy ra. Thay vào đó điều mà chúng ta thấy được rằng, mặc dù một vài quốc gia có phản ứng quyết đoán hơn những quốc gia khác, nhưng chưa quốc gia nào thật sự sẵn sàng. Chúng ta thấy một vài lãnh đạo phản ứng chậm chạp, chối bỏ những vấn đề đang xảy ra, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của vấn đề, và sau đó đưa ra những biện pháp không thỏa đáng. Tất cả những điều này sẽ đỡ tệ hơn nếu chúng ta có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
- Ví dụ, làm thế nào để xác định được tỷ lệ tử vọng thật sự? Vào thời điểm đầu tiên của dịch bệnh, tỷ lệ tử vong thường cao, bởi vì những người được kiểm tra thường đang trong tình trạng bệnh nghiêm trọng nhất. Nhưng nếu chúng ta sử dụng dữ liệu để tính toán tỷ lệ tử vong và nhập viện, chúng ta cần phải tính “tỷ lệ tử vong và nhập viện của những ca dương tính trong thử nghiệm huyết thanh “ là bao nhiêu? Có nghĩa rằng, tỉ lệ phần trăm người nhiễm vi rút thật sự cần được nhập viện là bao nhiêu?
- Chúng ta cũng cần phải có những thước đo cụ thể rằng làm thế nào và khi nào chúng ta quyết định thực hiện giãn cách vật lý, và khi nào những hạn chế đó được dỡ bỏ. Những quyết định này được đưa ra càng sớm, thì chúng sẽ càng hợp lý. Còn khi chúng ta chờ đợi đến khi một trận đại dịch đã thật sự bắt đầu, nguy cơ phản ứng thái quá hoặc phản ứng chậm chạp sẽ cao hơn nhiều. Có lẽ câu trả lời đã rõ ràng. Nhưng tôi chưa thấy được điều đó. Với tôi, sự ứng biến hiện tại đã quá thiếu đi sự chuẩn bị từ trước, ít nhất là trong trường hợp của Mỹ.
- Mọi người thật sự yêu thích các thuyết âm mưu và những lý giải được củng cố bằng những thành kiến trước đó. Việc các vi rút luôn luôn đột biến và một vài đột biến khiến độc tính của chúng mạnh hơn và nguy hiểm so với những đột biến khác, không khiến mọi người thỏa mãn. Thủ phạm phải được chỉ ra. Chắc chắn phải có một ai đó đã phát triển nên con vi rút này cho một cuộc chiến tranh sinh học. Nếu bạn là người Mỹ, thì đó chắc hẳn là một ai đó ở Trung Quốc. Nếu bạn là người Trung Quốc, thì có lẽ là một ai đó ở Mỹ. Nếu bạn không thích người Trung Quốc, nhưng phân biệt chủng tộc một cách công khai không còn hợp pháp, thì con vi rút này chắc đã phát tán vì người Trung Quốc có những thói quen không hợp vệ sinh và ăn thịt dơi. Nếu bạn là người chống chính phủ, đại dịch này – hoặc những phản ứng của chính phủ – là một cú lừa để chính phủ có thể xâm phạm quyền tự do của bạn.
- Đảng Cộng Hòa của Mỹ rõ ràng đã không phản đối khi thông qua gói viện trợ để hỗ trợ nền kinh tế, miễn là vẫn có một người thuộc Đảng Cộng Hòa bên trong Nhà Trắng và một cuộc bầu cử họ có lẽ sẽ thua. Thật thú vị. Rất thú vị là đằng khác. Điểm tốt là Đảng Dân Chủ thật ra tin vào sự quản lý của chính phủ hơn là lợi dụng những cuộc khủng hoảng như một cơ hội để cản trở và đổ lỗi cho Đảng cầm quyền về bất kỳ thảm họa nào xảy ra với quốc gia.
- Những người hoảng loạn là những người ra quyết định rất tệ. Họ thường tìm đến sự thoải mái thay vì tìm đến những thông tin chính xác. Trong những điều kiện như bây giờ, rất dễ để các thông tin giả tạo và sai sự thật lan truyền. Một vài ngày trước đây, tôi đi bộ hơn 8 cây số và quá mệt để đi ngược về nhà. Vậy nên tôi đã bắt Lyft. Tài xế của tôi tin rằng anh ấy có những cách chắc chắn để tránh vi rút, bởi vì anh ấy đã xem một vài video trên Youtube và giờ đã thành chuyên gia virus học. Tôi không có gan để bảo với anh ấy rằng các giả thuyết của anh là vô nghĩa. Tôi không đề cập với anh ấy rằng tôi là một bác sĩ. Tôi bảo rằng tôi sẽ tìm hiểu thêm để kết thúc cuộc trò chuyện, và tại thời điểm đó, chúng tôi đã đến nơi, nên tôi rời xe. Có lẽ tôi nên tranh luận với anh ấy. Nhưng tôi không nghĩ rằng tôi sẽ thuyết phục được ảnh. Vậy nên tôi chẳng buồn thử làm gì.
- Đôi khi một kẻ ngốc hoặc một người nào đó không có hiểu biết đưa ra một phát ngôn dễ bị chế nhạo nhưng dù sao cũng chứa một chút khôn ngoan trong đó. Cuộc khủng hoảng này đã cho thấy giới hạn của chủ nghĩa quốc tế. Nếu bạn nói với tôi 18 tháng trước rằng Donald Trump đã nói chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta đang sản xuất thuốc và vật tư bệnh viện tại Mỹ thay vì ở Trung Quốc, tôi sẽ đảo mắt với những gì bạn nói. Gần như ông ấy không thể trình bày lập luận một cách hợp lý hoặc không có một chút phân biệt chủng tộc hoặc chống lại Trung Quốc nào trong đó. Ông ta có vẻ như vừa nghe được điều gì đó từ một nhà bình luận nào đó trên Fox News, cái điều ông ấy vừa phun ra bằng vốn từ vựng lớp 4 của mình, mà ông ấy lại không có khả năng giải thích những luận điểm đấy bằng kiến thức của mình. Tuy nhiên, luận điểm đấy cũng có căn cứ đấy. Giả định cơ bản về chủ nghĩa quốc tế là tất cả chúng ta mạnh hơn khi hợp tác với nhau. Đối mặt với một đại dịch, về mặt lý thuyết, các chính phủ phải phối hợp các phản ứng của họ với nhau, và quan tâm đến những người bệnh bên ngoài biên giới của mình cũng như đối với sức khỏe của chính người dân mình, mà không có bất kỳ lợi ích cá nhân nào. Nhưng trong thực tế thì mạnh ai nấy lo. Các biên giới đã bị đóng cửa ngày càng nhiều để tránh người từ bên ngoài, hơn là vì bất cứ ai quan tâm đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Các quốc gia tranh nhau những thùng mặt nạ và những cái máy thở. Nhiều quốc gia phương Tây giờ đây nhận ra rằng chuỗi cung ứng của họ dễ bị tổn thương như thế nào. Không ai muốn một cuộc chiến với Trung Quốc, một quốc gia có vũ trang hạt nhân hùng mạnh với nền kinh tế sẽ sớm vượt qua Mỹ. Nhưng không thể tưởng tượng được rằng tại một thời điểm nào đó trong vài thập kỷ tới, sẽ có ít nhất một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện xảy ra. Rất nhiều quốc gia đang nhận ra rằng có một lợi ích chiến lược trong việc có thể kiểm soát hoàn toàn quyền truy cập của riêng họ đối với một số loại hàng hóa nhất định, ngay cả khi giá cả cao hơn. Tôi hy vọng nhiều quốc gia sẽ chuyển sang xác nhận lại quyền kiểm soát của mình đối với việc tiếp cận các mặt hàng chiến lược như dược phẩm và thiết bị y tế trong những năm tới.