[VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA THẬP TỰ CHINH ALBIGENSIAN]

VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA THẬP TỰ CHINH ALBIGENSIAN

(Gửi những ai nói group chả biết gì về tôn giáo, và nguyên nhân của xung đột là vấn đề đức tin ?).

Tháng 3 năm 1208, Giáo hoàng Innocent III kêu gọi làm một cuộc Thập Tự Chinh chống lại một nước Thiên Chúa giáo khác, vùng đất được cái trị bởi Raymond VI. Vatican tuyên bố rằng cuộc Thập Tự Chinh là hoàn toàn chính đáng: lãnh thổ phía nam Pháp đầy rẫy Đạo Cathar và các dị giáo khác “còn tệ hơn lũ Saracens” mà các hiệp sĩ châu Âu đã đánh nhau hàng thế kỷ tại Đất Thánh. Hơn thế nữa, chỉ hai tháng trước đó, đại diện của Giáo hoàng đồng thời là linh mục Dòng Xitô, Peter of Castelnau, đã bị giết bởi tuỳ tùng của Raymond. Hành động này cũng giống như vụ ám sát Archduke Ferdinand ở Sarajevo nhiều thế kỷ sau đó, là một chất xúc tác khiến cuộc chiến nổ ra nhanh hơn, nhưng không phải nguyên nhân của cuộc chiến.

Đạo Cathar có thực hiện nhiều nghi lễ Thiên Chúa giáo thời tiền Công giáo. Họ còn được gọi là người Albigensia bởi đa số ban đầu sinh sống ở phía nam thị trấn Albi. Lấy cảm hứng từ Mani giáo phương Đông và truyền thống của Thuyết ngộ đạo, Cathar giáo có một đức tin khá khác với các dòng chính Kitô giáo. Tin vào cái gọi là “thuyết nhị nguyên,” họ tin rằng thế giới vật chất là thế giới của bóng tối, được tạo ra bởi Quỷ dữ. Linh hồn của họ đã tạm thời bị mắc kẹt trong lớp vỏ phàm trần yếu đuối và bị ràng buộc vào một vũ trụ tàn khốc và bất toàn. Để thoát khỏi vòng luân hồi vô tận này, họ cần sống một cuộc sống đạo đức, mới có hy vọng được thoát ra và đi đến cõi tâm linh của Chúa. Có thể nói là gần giống với thuyết đầu thai và nghiệp trong Ấn Độ giáo hoặc Phật giáo. Một niềm tin khác mang tính triết học và thế tục hơn có thể là nói là giống với Hang Plato. Trong cộng đồng Đạo Cathar, một nhóm những nhà tu hành đứng đầu (gọi là Perfect hoặc Perfecti) sẽ chịu trách nhiệm là người lãnh đạo tôn giáo và phải chịu một số khổ hạnh. Sinh sản được coi là một hành động ích kỷ, vì nó sẽ dẫn đến sự giam lỏng của linh hồn trong thể xác. Do đó, Perfecti phải thực hiện những luật lệ cái nghiện tình dục nghiêm ngặt và phải ăn chay, các loại thức ăn từ động vật được coi là không tinh khiết và là sản phẩm của sự sinh sản. Một số người theo chủ nghĩa hoà bình chống chiến tranh, mặc dù sau này họ phải điều chỉnh lại niềm tin khi đứng trước nguy cơ bị diệt chủng.

Đạo Cathar là một tôn giáo phát triển mạnh ở miền nam nước Pháp, bắc Ý, Balkan, và Bulgaria. Mặc dù có những luật lệ khá nghiêm ngặt, Cathar giáo đã thu hút rất nhiều người từ những quý tộc giàu có đến các nông dân nghèo khổ. Được truyền đạo và rao giảng bằng tiếng bản địa chứ không phải tiếng Latin, Cathar giáo dường như ít tin hoa hơn và dễ tiếp cận hơn. Mặc dù tôn giáo này chỉ trích kịch liệt sự hung bạo của giáo hội nhưng đồng thời cũng khá thực dụng, bằng chứng có thể thấy qua vấn đề cho vay nặng lãi. Đồg thời cũng bình đẳng hơn, cho phép phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng. Các quý tộc nữ miền nam đặc biệt thường rất muốn gia nhập hàng ngũ Perfecti, nơi họ có được ảnh hưởng lớn mà nếu ở nơi khác thì không có được. Giới sử gia không có cách nào xác định chính xác bao nhiêu phần trăm dân số Occitania theo Cathar, nhưng có vẻ như tỉ lệ này khá đáng kể, đến mức không thể xem cuộc Thập Tự Chinh này là tranh chấp giữa một tôn giáo nắm quyền với một hội dị giáo như bạn nào đó được, mà là một cuộc tranh chấp giữa hai đức tin giành ảnh hưởng với nhau. Vì vậy mà Giáo hội Công giáo mới coi đạo Cathar là một thách thức và trở ngại lớn về mặt tư tưởng.

Tuy nhiên, như các cuộc chiến khác, có rất nhiều nguyên nhân sâu xa nữa. Các khía cạnh vật chất, văn hoá và tôn giáo đều phải được xét đến. Giới sử gia đã cho rằng lý do của cuộc chiến không chỉ vì đức tin, mà còn là vì văn hoá và chinh phục, mở rộng lãnh thổ. Mặc dù miền nam nước Pháp bị chia rẽ bởi chính trị và việc tranh giành quyền lực, không thể phủ nhận được một điều là họ hình thành nên một quốc gia riêng. Không phải là một “quốc gia” theo nghĩa hiện đại bởi Hoà ước Westphalia mà là dưới dạng “natio,” có nghĩa là “một vùng đất mà có chung luật lệ, văn hoá, phong tục, và quan trọng nhất, ngôn ngữ.” Thật tế thì ngôn ngữ được sử dụng ở phía nam là tiếng Occtian, hay langue d’oc và rất khác với ngôn ngữ của người miền bắc, hay tiếng Pháp cổ, còn được gọi là langue d’oi.

Kết cấu kinh tế xã hội của miền nam cũng khác xa so với miền bắc nước Pháp. Với chủ nghĩa quốc tế ở những trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất Địa Trung Hải như thành phố Marseilles đã tạo ra một môi trường trong đó tôn giáo và các dân tộc thiểu số rất được tôn trọng và khuyến khích. Mặc dù cũng không phải là thiên đường nhưng cộng đồng Do Thái ở đây sống khá hoà thuận với láng giềng của mình, có thể lựa chọn mọi ngành nghề họ muốn và được sở hữu rất nhiều đất đai. Khi quân Thập Tự Chinh từ phía bắc tràn xuống bao vây các thành phố phía nam, chính những lãnh chúa ở đó đã đứng lên bảo vệ công dân Cathar và Do Thái của họ khỏi bị giết chóc.

Phía nam nước Pháp đồng thời cũng bị Latin hoá mạnh hơn dân Frank phía bắc, một số vẫn thi hành luật lệ La Mã và các thành phố thường xuyên đưa ra quyết định thông qua bỏ phiếu. Cuối cùng, Occitian đã nổi tiếng là một ngôn ngữ của thơ ca, cạnh tranh với cả tiếng Latin, ngôn ngữ chung của nhiều quý tộc châu Âu.

Sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ giữa hai miền nước Pháp đã làm mâu thuẫn giữa hai bên là không thể tránh khỏi. Khi quân Thập Tự Chinh phía bắc coi mảnh đất miền nam là vùng đất tội lỗi và bị cai trị bởi dị giáo. Và ngược lại, người phía nam coi người phía bắc là quân xâm lược man rợ, những người mong muốn chinh phục lãnh thổ và đồng hoá tôn giáo họ.

Ngoài ra còn có cả lý do về vật chất đối với những hiệp sĩ phương bắc tham gia Thập Tự Chinh. Bên cạnh việc xoá sạch mọi tội lỗi, quân Thập Tự Chinh còn được miễn toàn bộ tiền nợ và không bị đem ra xét xử trong thời gian thực hiện chiến dịch, và một số được hứa sẽ được cai trị vùng đất phía nam họ chiếm được. Với một số lượng quý tộc ngày càng gia tăng gặp phải những khó khăn trong vấn đề quân sự và tài chính ở Trung Đông xa xôi, dường như Occitania là một cơ hội để chinh phục và làm giàu – cũng như được miễn vào tù.

Vì không có quân đội thường trực, Rome phải thuê binh lính để thi hành các chiến dịch quân sự cho mình, và những người lãnh đạo ở đó cũng hiểu rằng sự thu hút với của cải vật chất là điều kiện tiên quyết để dẫn đến Thập Tự Chinh thành công. Cuộc Thập Tự Chinh này là mục đích để Giáo hội và vua Pháp mở rộng quyền lực.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *