Về nguồn gốc của Thục Phán – An Dương Vương

Về nguồn gốc của Thục Phán – An Dương Vương


LTS: Để trả lời cho một comment trên một post khác, tôi thấy dài nên xin các Ad cho biên một bài post riêng để cho tiện trao đổi với diễn đàn.
Về nguồn gốc của Thục Dương Vương, gần đây còn vẫn nhiều tranh cãi, chủ yếu xung quanh vấn đề “Ba Thục hay bản địa”. Trước kia, khi thông tin chưa phát triển, nhiều người nhắc đến An Dương Vương chỉ biết đến mỗi Cổ Loa. Giờ đây thì mạng thông tin, nhiều người bình thường cũng tiếp cận được những kiến thức mà trước chỉ phổ biến trong giới nghiên cứu, chúng ta được bên thêm về nguồn gốc Cao Bằng của An Dương Vương. Có lẽ để ủng hộ cho vấn đề này, trên Báo Cao Bằng cũng có đăng chuỗi bài viết của tác giả Đinh Ngọc Viện trong đó có 2 bài viết nhắc đến nước Nam Cương và nguồn gốc Thục Phán.
http://baocaobang.vn/Ho-so-Tu-lieu/Tran-Cao-Bang-xua-tinh-Cao-Bang-nay/71854.bcb
http://baocaobang.vn/Ho-so-Tu-lieu/Qua-thanh-Ban-Phu-tro-lai-van-de-Thuc-Phan-An-Duong-Vuong-trong-lich-su-Viet-Nam/51099.bcb
Tuy vẫn cho rằng “An Dương Vương huý Phán, người Ba Thục. Không đúng” – dẫn Ngô Thì Sĩ, và thêm suy diễn là “Vua Thục cuối cùng là Khai Minh đã bị giết ở Vũ Dương và Thái tử con vua Thục chết ở Bạch Lộc Sơn. Vì vậy không thể có “con vua Thục” vượt hàng nghìn dặm núi rừng, qua lãnh thổ của nhiều nước để tiến đánh và chiếm nước Văn Lang năm 257 TCN được”, nhưng đã không đi dám đi sâu vào giả thiết nếu không là con vua Thục thì liệu có thể một chi của hoàng thất, quý tộc nước Thục chạy sang không? Tuy chung lại, tác giả bài báo trên Báo Cao Bằng thừa nhận sự tồn tại của nước Nam Cương là tiền thân của Âu Lạc, và cương vực của nước Nam Cương “gồm miền Tây tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), cả vùng Cao Bằng và một số tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam ngày nay – mà trung tâm là vùng Cao Bằng”. Chúng ta lại gặp một tình huống trong nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam hiện nay đang có xu huống tranh luận về nơi phát tích của các vua chúa. Ví dụ tranh luận về Đường Lâm – đất 2 vua liệu ở Sơn Tây, Hà Nội hay ở miền tây giữa Thanh Hóa và Nghệ An. Trước kia, Thục Phán An Dương Vương mặc định là ở Cổ Loa, Đông Anh, nhưng giờ thì khó ai có thể phản bác quan điểm của người Cao Bằng là trung tâm quyền lực của nhà họ Thục trước khi sáp nhập Văn Lang của các vua Hùng. Nhưng có lẽ tác giả trên báo Cao Bằng đã không dám đi quá xa để đặt câu hỏi về nguồn gốc của nước Nam Cương cũng như nhà họ Thục.
Trong bài của tác giả Đinh Ngọc Viện, có dẫn nghiên cứu của cụ Đào Duy Anh để ủng hộ thuyết nguồn gốc Cao Bằng: Nhà sử học Đào Duy Anh, trong “Đất nước Việt Nam qua các đời” viết: “Bộ lạc Tây Vu là bộ lạc căn bản của Thục Phán, nguyên trước kia chỉ là miền thượng lưu sông Lô, bao gồm cả miền thượng lưu sông Gâm và sông Chảy, tức miền Cao Bằng, Hà Giang và bắc Tuyên Quang ngày nay. Địa bàn này là nơi cư trú chủ yếu của người Tày…”. Nhưng không biết vì sao, tác giả đã không đề cập tới quan điểm của cụ Đào Duy Anh về nguồn gốc nhà Thục. Chính cụ Đào Duy Anh đã đồng ý với quan điểm nguồn gốc Ba Thục của Thục Chế và Thục Phán. Tác giả Thu Tứ trang gocnhin.net đã ghi lại điều này. http://gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?375
Cũng trên trang Góc Nhìn của Thu tứ, có ghi lại bài viết của cụ Phan Huy Lê, “Thục Phán không phải từ Ba Thục” http://gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?990
Trong bài viết của cụ Phan Huy Lê cũng ghi rằng:
“Từ thế kỷ XV, với Ðại Việt sử ký toàn thư và Lĩnh Nam chích quái thì AnDương Vương xuất hiện một cách rõ ràng trong sử sách: “họ Thục, tên Phán,người đất Ba Thục” (…) niên điểm thành lập nước Âu Lạc được xác định lànăm Giáp Thìn, Chu Noãn Vương, thứ 58 (năm 257 tr. CN) (…) đến thế kỷ XIX, thuyết đó (…) bắt đầu bị hoài nghi hoặc phủ định.” Có nghĩa gần đây thôi, chúng ta mới có xu hướng xét lại nguồn gốc phi Ba Thục của Thục Phán An Dương Vương.
Xin cho lời kết, trích lại câu cuối bài viết từ trang Góc Nhìn của cụ Đào Duy Anh trong “Ðất nước Việt Nam qua các đời”, mới thấy tâm hồn của cụ thật rộng mở, bao la:
“Những người con cháu nước Thục ấy cũng là người Việt tộc (…) Với cái đại thế phân bố và di động của những nhóm Việt tộc từ lưu vực sông Dương Tử về nam thì rất có khả năng rằng (họ và) những nhóm Việt tộc ở miền Vân Nam Quảng Tây (…) vốn có quan hệ xa gần với nhau.(1) Như thế thì những người con cháu nước Thục (…) khi đến miền Tả giang và Hữu giang (…) gặp ở đó (…) những người (…) mà ngôn ngữ và văn hóa không phải là xa lạ với họ (…) Thục Chế (…) đã được tôn làm vua (…) hay nói một cách đúng hơn (…) làm tù trưởng tối cao của một bộ lạc liên hiệp (…)”





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *