Vệ binh Paraetorian

Vệ binh Paraetorian
Vệ binh Paraetorian (Latin: Praetoria Cohors) là lực lượng vệ binh riêng của các tướng lãnh La Mã, và sau là Hoàng đế La Mã. Qua nhiều năm, lực lượng này dần trở nên nổi tiếng không chỉ vì sự tinh nhuệ mà còn vì “thành tích” xiên chết nhiều Hoàng đế nhất La Mã.
Vào thời Cộng hòa La Mã, lực lượng này chỉ là một dúm quân cận vệ riêng cho các sĩ quan. Tuy nhiên, đến thời nội chiến La Mã thì quân số của nó tăng lên rất nhanh. Và đến năm 27 BC thì Ceasar Augustus đã tiến lên một bước mới khi thành lập 9 cohorts với ít nhất 4500 người để bảo vệ bản thân và hoàng gia.
Năm 2 BC, Augustus đặt thêm 2 thái thú (Prefect (?)) để chỉ huy Praetorian. Hai ông này chịu trách nhiệm chính trước Ceasar và là hai người duy nhất được mang kiếm khi chầu Ceasar. Đến thời Constatine I thì con số này là 5
Dưới thời Tiberius, vệ binh Praetorian tăng lên 12 cohorts. Và đến thời Vitellius (69 BC) thì lực lượng này còn thêm vào quân sông Rhein, nâng tổng số quân lên 16 cohort 1000 người, sau đó giảm xuống còn 10 cohort. Mỗi đơn vị này được một tribune chỉ huy, và mỗi đơn vị 100 người do một Bách trưởng (centurion ) chỉ huy.
Kị binh cũng được thêm vào với con số ban đầu là 500 người và sau đó là 1000. Đến thế kỉ II BC, Praetorian đã trở thành một lực lượng quân sự dự bị và sẵn sàng được tung ra trận khi cần thiết.
Trước năm 13 BC, Paretorian phục vụ 12 năm, ngắn hơn lính Lê dương 8 năm, nhưng đến năm 5 thì thời gian phục vụ của Praetorian là 15 năm, còn Lê dương là 25 năm. Lương bổng của Praetorian cao gấp ba lần lương của lính Lê dương. Họ còn được mặc giáp tốt và dùng khiên oval thay vì khiên chữ nhật như lính thông thường. Họ thậm chí còn có cờ hiệu riêng và được miễn thuế (thời Vespasian)
Praetorian được tuyển từ Italy hoặc những tỉnh đã La Mã hóa hoàn toàn để đảm bảo sự trung thành. Có 3 cohort đóng ở Roma, còn những đơn vị khác đóng ở các thị trấn xung quanh Roma. Dưới thời Aurelian (270-275), các trại này được nhập vào tường thành Roma và di tích của nó còn lại cho đến ngày nay.
Và bởi vì có quá nhiều lợi ích và quyền lực nên việc phản bội chắc chắn sẽ xảy ra. Năm 41, quân Praetorian xiên chết Hoàng đế Caligula và tôn Claudius lên làm vua. Claudius đã dỗ ngọt đội quân này bằng việc tăng lương lên 15 000 setertii cho 1 người hầu tránh việc bị xiên chết như người tiền nhiệm.
Năm 169, Praetorian xiên chết Hoàng đế Pertinax khi ông này chỉ trả 12 000 sertertii. Sau đó đám này tuyên bố sẽ ủng hộ ai trả nhiều tiền hơn, và người thắng cuộc là Didius Julianus khi ông này hứa trả 25 000 sertertii tiền lương
Sau đó, đám này còn xiên chết Elagabalus vào năm 222, Balbinus và Maximus vào năm 238,…..
Quyền lực ngày càng gia tăng của Praetorian đã dẫn đến việc Hoàng đế Septimius Severus rút hết đám này ra khỏi đội quân Danube và cải cách lại quân đội. Tuy nhiên, chút cải cách này vẫn chẳng thay đổi gì bởi đến năm 217, Macrinus, một chỉ huy Praetorian đã dàn xếp vụ ám sát Caracalla và được quân của mình tôn làm vua. Sau cùng, vào năm 312, Praetorian hoàn toàn bị dẹp bỏ dưới thời Constantin I
Tác giả bài gốc: Mark Catwright


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *