1. Bối cảnh lịch sử
Và 4-7-1776, nhóm 5 người gồm Robert Livingston, Roger Sherman, Benjamin Franklin, John Adams và Thomas Jefferson dưới sự uỷ thác của Quốc hội lục địa soạn ra văn kiện Tuyên ngôn độc lập để nêu lý do khiến người Mỹ muốn độc lập, ly khai khỏi Anh và tuyên bố nền độc lập của mình.
Các nhà sử học thường tìm cách xác định các nguồn có ảnh hưởng nhiều nhất đến các từ ngữ và triết lý chính trị của Tuyên ngôn Độc lập. Bằng sự thừa nhận của chính Jefferson, Tuyên bố không có ý tưởng nào độc đáo, mà thay vào đó là một tuyên bố đầy tình cảm được chia sẻ rộng rãi bởi những người ủng hộ Cách mạng Mỹ.
Jefferson đã viết rằng một số tác giả đã gây ảnh hưởng chung đến các từ của Tuyên bố. Nhà lý luận chính trị người Anh John Locke thường được coi là một trong những người có ảnh hưởng chính, một người đàn ông mà Jefferson gọi là một trong “ba người đàn ông vĩ đại nhất từng sống”.
Cụ thể, trong tác phẩm Hai khảo luận về Chính quyền, Locke cho rằng từ thuở sơ khai, khi chưa có chính quyền thì con người được tự do hoàn toàn. Nhưng vì quá tự do nên người ta có thể ăn cướp hay giết người mà không phải chịu sự trừng phạt nào, con người có tự do hoàn toàn nhưng phải chịu nguy hiểm trước các thế lực vô đạo đức. Vì thế, để được an toàn và công lý, người dân đồng ý giảm bớt một ít tự do để đánh đổi lấy an toàn và công lý, và “một ít tự do” đó được trao cho nhà nước một cách tự nguyện .Đó là cách mà mọi nhà nước ra đời, với nghĩa vụ phải bảo vệ người dân trước kẻ xấu, phải làm cán cân công lý để bảo vệ họ.
Và Locke cũng lập luận rằng một chính phủ chỉ chính danh nếu được sự chấp thuận của người dân với mục đích bảo vệ quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân trong xã hội. Nếu những điều kiện này không được đáp ứng, người dân có quyền đề kháng để thay đổi chính quyền ấy.
3. Nội dung (Bài viết chỉ tập trung vào phần lời nói đầu)
“Trong tiến trình phát triển của nhân loại, khi một dân tộc nào đó cần thiết phải xóa bỏ những mối liên kết chính trị giữa họ với một dân tộc khác và khẳng định trước các lực lượng trên toàn trái đất vị thế độc lập và bình đẳng mà các quy luật của tự nhiên và thượng đế đã ban cho họ, thì sự tôn trọng đầy đủ đối với các quan điểm của nhân loại đòi hỏi họ phải tuyên bố những nguyên do dẫn họ đến sự ly khai đó.
– Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ không đơn thuần chỉ là bản tuyên ngôn độc lập của người Mỹ. Nó còn là nguồn cảm hứng đấu tranh cho các dân tộc bị áp bức bởi kẻ xâm lược hay bởi chính chính phủ của họ: HongKong, Việt Nam, …
-Nhiều nhà lãnh đạo của Cách mạng Pháp ngưỡng mộ Tuyên ngôn Độc lập. Cảm hứng và nội dung của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) nổi lên phần lớn từ những lý tưởng của Cách mạng Mỹ. Và về sau, các tuyên ngôn trên cũng là cảm hứng để Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người năm 1948
– Lincoln và Luther King cũng dùng những lý tưởng trong Tuyên ngôn độc lập để đòi quyền sống cho người nô lệ và quyền bình đẳng cho người da đen… Và sau đó là phong trào đòi quyền lợi cho phụ nữ: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”