Đó là một ví dụ điển hình về lập luận dẫn dắt sai lệch kết hợp với lấp liếm bằng chứng (hay còn được gọi là cherry-picking)
Đúng là James Anderson, một giáo sư hóa học khí quyển tại Đại học Harvard, đã cảnh báo tại một hội nghị tại Đại học Chicago: “Khả năng tồn tại của lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực sau năm 2022 là gần như bằng không.”
Nhưng điều nguy hiểm ở đây là mọi người hiểu nhầm rằng Bắc Cực sẽ mất toàn bộ băng hoặc tương tự như vậy (như mệnh đề của câu hỏi này). Ông giáo sư đang nói về băng vĩnh cửu, hay còn được gọi là “tấm băng”. Vào thời điểm diễn thuyết của ông, ước tính 80% tấm băng Bắc Cực đã biến mất. Và phần còn lại đang biến mất nhanh chóng. Điều đó không có nghĩa là “không có băng” ở Bắc Cực – đó là một khái niệm hoàn toàn khác với băng vĩnh cửu.
Ý kiến của giáo sư Anderson (hoàn toàn bị hiểu sai đối với những người cố tình ) là ngay cả khi chúng ta ngừng làm nóng toàn cầu ngay bây giờ (không có chuyện đó đâu), băng cũng sẽ không mọc trở lại bằng 1 phép màu nào đó, và điều đó sẽ có những ảnh hưởng sâu sắc về lâu dài đối với khoa học khí hậu.
Tôi nhận ra 1 sự mỉa mai nhỏ rằng trong buổi diễn thuyết đó, giáo sư cũng phàn nàn 1 cách cay đắng về “những tay nhà báo không chịu kiểm chứng sự thật với phát ngôn sai lệch”. Và tôi đoán mấy nhà báo đó đã được nở nụ cười sau cùng.
Tuy nhiên, để cho công bằng thì chúng ta nên nhấn mạnh rằng giáo sư Anderson thực sự đã sai. Vào thời điểm ông phát biểu, hơn 80% tấm băng vĩnh cửu đã biến mất, và phần còn lại đang biến mất với tốc độ hơn 10% mỗi thập kỷ. Kể từ đó, tốc độ biến mất đã giảm xuống còn 4.7% mỗi thập kỷ, có nghĩa là nó vẫn đang chiến đấu để sinh tồn… ít nhất cho đến hiện tại. Nhưng chỉ vì ông ấy sai không có nghĩa là dự đoán của ông vào thời điểm đó là hoàn toàn ngớ ngẩn.
Sự phân biệt giữa băng “vĩnh cửu” và băng “mùa” cần được làm rõ ở đây. Khác với các sông băng (glacier) thực sự chứa băng “vĩnh cửu”, biển băng liên tục trải qua quá trình tan chảy và tái đóng băng theo chu kỳ vài năm (không phải vài thế kỷ, hoặc thậm chí thập kỷ), do đó lớp băng này không thực sự “vĩnh cửu”, mà là băng theo đa mùa. Vì vậy, một chỉ số tốt hơn để thể hiện sự biến mất của băng biến Bắc Cực là phân bố tuổi của lớp băng hiện tại. Như được thể hiện dưới đây (ảnh minh họa), theo dữ liệu từ NOAA (Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ), gần như tất cả băng biển ở Bắc Cực hiện nay đều có tuổi dưới 4 năm, khác với những năm 1980 khi có đến một phần ba băng có tuổi trên 4 năm.