Vào năm 1979, một đất nước nhỏ phía Tây có một nhà độc tài tàn bạo nắm quyền, tàn sát rất nhiều người nhưng được một ông lớn trong khu vực chống lưng. Nhiều sĩ quan, binh lính vì vậy bỏ trốn qua láng giềng phía Đông, nhờ giúp đỡ lật đổ nhà độc tài. Thấy thế, nhà độc tài phối hợp cùng ông lớn mang quân tấn công xâm lấn biên giới nước láng giềng phía Đông, gây nhiều tội ác cho cư dân biên giới. Nước láng giềng phía Đông sau đó phản công, đẩy quân xâm lược ngược về biên giới, đánh đến tận thủ đô đẩy nhà độc tài khỏi quyền lực, giúp giải phóng người dân đất nước phía Tây. Nhưng cộng đồng quốc tế lại lên án, cho rằng nước phía Đông ”xâm lược” và đòi họ rút quân khỏi nước phía Tây. Nước phía Đông giận và sau này nói quốc tế ”nợ họ lời xin lỗi”.
Vâng, câu chuyện có vẻ rất quen nhưng sự việc được miêu tả chưa chắc đã nghe tới: chiến tranh Uganda – Tanzania 1979, một bản cosplay xuất sắc của Chiến tranh biên giới Tây Nam 1979 của Việt Nam với các diễn viên:
-Idi Amin (Uganda) trong vai Pol Pot (Campuchia)
-Muammar Gaddafi (Libya) trong vai Đặng Tiểu Bình (Trung Quốc)
-Julius Nyerere (Tanzania) trong vai Lê Duẩn (Việt Nam)
-Yoweri Museveni (Uganda) trong vai Hunsen (Campuchia)
Và một số diễn viên khác…
-Muammar Gaddafi (Libya) trong vai Đặng Tiểu Bình (Trung Quốc)
-Julius Nyerere (Tanzania) trong vai Lê Duẩn (Việt Nam)
-Yoweri Museveni (Uganda) trong vai Hunsen (Campuchia)
Và một số diễn viên khác…
1/ Idi Amin Dada và chế độ độc tài ở Uganda.
Nếu có một sự khác biệt lớn nào giữa 2 câu chuyện ở Campuchia và Uganda, thì nó là con đường đến với quyền lực của những nhà độc tài. Nếu như Pol Pot phải trải qua chiến tranh ác liệt, thì Idi Amin có được nó một cách không thể dễ dàng hơn.
Nếu có một sự khác biệt lớn nào giữa 2 câu chuyện ở Campuchia và Uganda, thì nó là con đường đến với quyền lực của những nhà độc tài. Nếu như Pol Pot phải trải qua chiến tranh ác liệt, thì Idi Amin có được nó một cách không thể dễ dàng hơn.
Năm 1960, Uganda giành được độc lập, Tổng thống Milton Obote lãnh đạo đất nước. Idi Amin lúc đó vốn là lính thuộc địa dưới thời thực dân Anh, vươn lên làm lãnh đạo quân đội. Ngày 25/1/1971, Tổng thống Milton Obote sang Singapore dự hội nghị, Idi Amin tự lái xe đến phủ Tổng thống và tuyên bố mình là Tổng thống mới của Uganda. Tất cả chỉ diễn ra trong một buổi sáng, không ai dám chống lại.
Idi Amin lên nắm quyền, thiết lập chế độ độc tài. Idi Amin là một người Hồi giáo, trong khi 90% dân số Uganda là Thiên chúa giáo. Những điều đó không thành vấn đề. Idi Amin sau khi cầm quyền đã mang lại những đặc quyền cho cộng đồng thiểu số 10% Hồi giáo. Người Hồi giáo nắm mọi vị trí quan trọng trong chính quyền và nền kinh tế cũng như quân đội. Thậm chí, Idi Amin còn mở cửa cho những tổ chức quân sự lưu vong của Palestine đến Uganda, một trong số đó đã gây ra vụ bắt cóc máy bay nổi tiếng ở sân bay Entebe.
Đối với những thành phần còn lại, thời kỳ Idi Amin là một thời kỳ đầy u ám. Gần 100.000 người gốc Á, những người đóng góp tới một nửa nền kinh tế Uganda, bị trục xuất. Tài sản bị cướp bóc. Nền kinh tế Uganda sau khi người gốc Á rời đi sụp đổ hoàn toàn.
Còn với những người dân ở lại Uganda, mọi chuyện còn tồi tệ hơn. Các sắc dân thiểu số bị cho là thấp kém, và bị giết hại. Ước tính ít nhất nửa triệu người Uganda đã bị Idi Amin sát hại, phần nhiều là thuộc các sắc tộc Lango và Acholi. Không chỉ vậy, những cách giết người của Idi Amin cũng khá bệnh hoạn. Ông được biết là có sở thích ném người cho cá sấu sông Nile ăn thịt còn mình đứng xem. Những năm 1970s, người dân các vùng Nam Sudan thường xuyên chứng kiến những bộ phận cơ thể người trôi xuống từ thượng nguồn sông Nile, phía Uganda.
Với chính sách đẫm máu của mình, Amin biến Uganda thành quốc gia trẻ thứ 2 trên thế giới với 70% dân số dưới 30 tuổi.
Sở dĩ chính quyền của Idi Amin tồn tại được bất chấp sự phản đối của các nước châu Phi, là nhờ sự chống lưng của Muammar Gaddafi, nhà lãnh đạo Libya. Do Idi Amin là người Hồi giáo, Gaddafi đã bất chấp thực tế 90% dân số Uganda là Thiên chúa giáo, đã coi Uganda là một quốc gia Hồi giáo cần được ”bảo vệ”. Libya đã gửi rất nhiều tiền, vũ khí đến hỗ trợ Idi Amin. Số vũ khí này có nguồn gốc từ viện trợ của Liên Xô, Đông Đức cho Libya, nên dù Liên Xô không hề viện trợ cho Uganda, nước này vẫn có những vũ khí hiện đại nhất của quân đội Xô Viết lúc bấy giờ. Thậm chí sau này Libya đã phái quân đội tới bảo vệ Amin và cùng xâm lược Tanzania năm 1979.
2/ Quân đội Uganda đào ngũ và chiến tranh biên giới Uganda-Tanzania 1979.
Sự tàn bạo của Idi Amin không loại trừ quân đội. Đến năm 1979, toàn bộ binh sĩ sắc tộc Lango và Acholi đã bị đồng đội trong quân đội Uganda sát hại. Bất kể binh sĩ nào chống đối đều có thể bị tử hình. Trong hàng ngũ, các binh sĩ Hồi giáo nghiễm nhiên chiếm vị trí chỉ huy, có mọi đặc quyền.
Sự tàn bạo của Idi Amin không loại trừ quân đội. Đến năm 1979, toàn bộ binh sĩ sắc tộc Lango và Acholi đã bị đồng đội trong quân đội Uganda sát hại. Bất kể binh sĩ nào chống đối đều có thể bị tử hình. Trong hàng ngũ, các binh sĩ Hồi giáo nghiễm nhiên chiếm vị trí chỉ huy, có mọi đặc quyền.
Sự bất công và tàn bạo của Idi Amin khiến nhiều binh sĩ Uganda không chấp nhận nổi và đào ngũ. Phần lớn trong số họ đào ngũ sang nước láng giềng Tanzania ở phía Đông. Trong số này, có Yoweri Museveni, một người có uy tín trong cộng đồng người Uganda tị nạn ở Tanzania, sau này trở thành Tổng thống Uganda.
Số binh sĩ và dân thường Uganda sang Tanzania tị nạn ngày càng đông. Vì vậy, những binh sĩ Uganda đào ngũ quyết định thành lập Quân đội kháng chiến chống lại Idi Amin. Họ thành lập Mặt trận Giải phóng Dân tộc Uganda (UNLA), do Yoweri Museveni lãnh đạo.
Yoweri Museveni, là một người Cánh tả Marxist, không chỉ nổi tiếng trong nước, mà còn được biết đến rộng rãi ở các nước Xã hội chủ nghĩa châu Phi. Tổng thống Tanzania, Julius Nyerere, được coi là ”cha đỡ đầu của cách mạng châu Phi” (châu Phi ở đây chỉ các nước của người da đen, không tính khu vực Bắc Phi), đã hỗ trợ rất nhiều các cuộc cách mạng chống thực dân giành độc lập ở các nước châu Phi, từ Zanzibar, Mozambique, Zimbabwe,… Uganda cũng không ngoại lệ. Nên khi Idi Amin lên nắm quyền, tổng thống Nyerere đã mở cửa cho những binh sĩ và người dân Uganda đến tị nạn, đồng thời cho phép những binh sĩ Uganda đào ngũ xây căn cứ trên lãnh thổ mình tại vùng Kagera, tây bắc đất nước.
Sự tồn tại của quân kháng chiến Uganda khiến Idi Amin lo sợ. Vì vậy năm 1978, cũng một phần để hướng các áp lực trong nước ra nước ngoài, Idi Amin tiến hành cuộc tấn công qua biên giới Tanzania. Ban đầu, Idi Amin tuyên bố chỉ định chiếm tỉnh Kagera của Tanzania, nhưng sau đó nói sẽ ”giải phóng” toàn bộ Tanzania.
Để hỗ trợ cho cuộc xâm lược này, Muammar Gaddafi đã gửi đến Uganda một lực lượng viễn chinh 3.000 quân với xe tăng, trực thăng, tên lửa hiện đại của Liên Xô. Cùng với đó, là hàng nghìn lính Libya và Palestine tại chỗ đã có từ trước đó. Chỉ huy quân Palestine là Mahmoud Da’as, một nhân vật khá đình đám của Palestine bấy giờ. Quân đội Uganda lúc này có 70.000 quân và 200.000 dân quân bán vũ trang.
Tháng 10/1978, quân đội Uganda tràn qua biên giới Tanzania, dẫn đầu bởi Juma Butabika, anh rể Idi Amin. Tên thật của vị này là Juma Ali Oka Rokoni, nhưng người dân Uganda đặt biệt dân cho ông là Juma ”Butabika” (”butabika” có nghĩa là ”điên”). Juma Butabika có sở thích biến thái là hãm hiếp phụ nữa trước khi giết, ước tính suốt cuộc đời đã hãm hiếp hơn 2000 phụ nữ.
Quân đội Uganda cùng quân Libya dễ dàng chiếm được tỉnh Kagera hẻo lánh của Tanzania. Tại đây, trong khi quân đội Libya lo lắng lập trận địa, quân đội Uganda của Juma Butabika ra sức cướp bóc, tàn sát, hãm hiếp,…dân thường Tanzania và người Uganda tị nạn.
Sau thất bại ban đầu, tổng thống Nyerere của Tanzania bắt đầu ra lệnh tổng động viên. 150.000 lính được huy động tiến ra mặt trận. Quân đội kháng chiến Uganda cũng huy động 2.000 lính tham gia cùng Tanzania chống lại cuộc xâm lược. Và Mozambique, một nước Cộng sản châu Phi, gửi tiểu đoàn thiện chiến nhất của mình với 800 quân đến Tanzania giúp Nyerere.
Đầu năm 1979, Tanzania và quân kháng chiến Uganda phản công. 2 bên đã có một trận đấu quyết định tại Lukaya ngày 10/3/1979. Trong trận chiến này, quân đội Libya đã dồn lực lượng mạnh nhất của mình để chặn quân đội Tanzania đang tiến về biên giới Uganda. Tuy nhiên, lực lượng Uganda trong trận này đã bỏ chạy ngay từ đầu, làm quân Libya bị bao vây bởi lực lượng đông gấp nhiều lần của Uganda. Sau trận chiến đẫm máu, dù vũ khí hiện đại, quân Libya vẫn bị đánh thiệt hại nặng, mất một nửa lực lượng. Nhiều tướng của Libya thiệt mạng. Nhiều binh sĩ chạy trốn, bị người dân Tanzania bắt được, thiêu sống.
Sau trận Lukaya, thế trận nghiêng hẳn về phía Tanzania. Lực lượng Uganda mất đi sự hậu thuẫn của quân Libya, phải rút về nước. Nhưng để đáp ứng nguyện vọng của những người Uganda tị nạn, quân đội Tanzania quyết định đánh qua biên giới lật đổ Idi Amin.
Tháng 4/1979, quân đội Tanzania cùng quân kháng chiến Uganda tràn qua biên giới Uganda, nơi họ nhận ra quân đội Uganda đã tan rã nhanh không tưởng. Họ nhanh chóng tiến đến thủ đô Kampala không gặp nhiều trở ngại. Tại những nơi họ đi qua, người dân Uganda đổ ra đường trào đón.
Ngày 11/4/1979, quân đội Tanzania bắt đầu tấn công thủ đô Kampala. Hai ngày sau, thủ đô được giải phóng, Idi Amin đã bỏ chạy khỏi thủ đô đến Libya tị nạn. Nhưng người anh rể Juma Butabika, đã ở lại chiến đấu và bị người dân bắt lại, sau đó bị thiêu chết trong sự phẫn nỗ tột cùng của người dân Uganda. Trước khi rời thủ đô, cảnh sát mật của Idi Amin còn kịp sát hại 10.000 tù nhân chính trị trong các nhà tù.
Cuộc chiến Uganda – Tanzania đến đây kết thúc thắng lợi, với việc Idi Amin bị đẩy khỏi quyền lực, kết thúc chế độ độc tài đẫm máu nhất lịch sử Uganda.
3/ Uganda hậu chiến.
Sau năm 1979, nhiều tàn quân Idi Amin vẫn còn tồn tại. Quân đội Tanzania vẫn ở lại Uganda bảo vệ chính quyền mới. Tuy nhiên, liên minh châu Phi cho rằng việc này là chiếm đóng bất hợp pháp, nên đã ra lệnh cho Tanzania rút quân. Dù ban đầu phản đối, nhưng từ năm 1980, một đợt hạn hán lớn làm nền kinh tế Tanzania gần như sụp đổ, Tổng thống Nyerere bất đắc dĩ phải rút quân khỏi Uganda.
Sau năm 1979, nhiều tàn quân Idi Amin vẫn còn tồn tại. Quân đội Tanzania vẫn ở lại Uganda bảo vệ chính quyền mới. Tuy nhiên, liên minh châu Phi cho rằng việc này là chiếm đóng bất hợp pháp, nên đã ra lệnh cho Tanzania rút quân. Dù ban đầu phản đối, nhưng từ năm 1980, một đợt hạn hán lớn làm nền kinh tế Tanzania gần như sụp đổ, Tổng thống Nyerere bất đắc dĩ phải rút quân khỏi Uganda.
Sau khi Tanzania rút quân, Uganda rơi vào một cuộc nội chiến nhỏ, gọi là ”Uganda Bush War”. Đến năm 1985, Yoweri Museveni, đánh bại các đối thủ, trở thành Tổng thống Uganda và giữ chức vụ đó đến ngày nay. Museveni sau đó đàm phán vẽ biên giới và trả hết nợ cho Tanzania.
Chiến tranh Uganda-Tanzania diễn ra vào năm 1979 không được quốc tế chú ý. Lý do chắc nhiều người đoán ra: thế giới bị thu hút bởi chiến tranh trên bán đảo Đông Dương. Vì vậy, dù có rất nhiều điểm tương đồng, có lẽ không nhiều người Việt Nam biết tới màn ”cosplay Việt Nam” này của Tanzania.