Phân loại vắc-xin và tầm quan trọng của việc tiêm chủng đối với trẻ nhỏ
Viết bởi Harrison Bolyard – Nguồn
Tiêm phòng cho trẻ em không chỉ bảo vệ con bạn khỏi các loại bệnh nghiêm trọng (như uốn ván, bại liệt, bạch hầu) mà còn giữ cho các đứa trẻ khác an toàn bằng cách loại bỏ hoặc giảm bớt các bệnh có thể lây lan từ trẻ sang trẻ.
Và đồng thời, cùng với sự phát triển của các loại bệnh có liên quan như thủy đậu (trái rạ), sẽ giúp căn bệnh khủng khiếp nhất – bệnh đậu mùa kết thúc. (trans: bệnh đậu mùa có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng cao hơn thủy đậu, xem thêm 1, 2, 3).
Các phụ huynh có thể có cảm giác khó chịu khi thấy những đứa trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ phải tiêm vắc-xin trong một buổi khám lâm sàng.
Tuy nhiên, những mũi tiêm này rất cần thiết để bảo vệ đứa trẻ khỏi nhiều căn bệnh chết người, trong khi tác dụng phụ của chúng rất nhẹ, chẳng hạn như sốt nhẹ và sưng đỏ.
Tại Bệnh viện cộng đồng phía nam (CHI), chúng tôi cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí theo “Chương trình cung cấp vắc-xin cho trẻ nhỏ”.
Việc tiêm phòng thì an toàn, hiệu quả và có thể cứu sống con của bạn. Vắc-xin dùng để tiêm cho trẻ nhỏ đã trải qua quá trình nghiên cứu cẩn thận và kỹ lưỡng bởi các nhà khoa học, bác sĩ, và chuyên gia y tế.
Miễn dịch là cơ chế phòng vệ của cơ thể nhằm ngăn ngừa bệnh tật, và trẻ em được sinh ra với một hệ thống phòng vệ có sẵn bao gồm các tế bào, các tuyến, các cơ quan, chất dịch và nhiều thứ khác nữa.
Khi một loại bệnh hoặc vi trùng xâm nhập vào cơ thể con người, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra chúng là những kẻ đột nhập từ bên ngoài và bắt đầu bảo vệ cơ thể bằng việc sản sinh ra các kháng thể.
Nhưng quá trình này sẽ mất rất nhiều thời gian nếu đó là lần đầu tiên đứa trẻ bị nhiễm một loại vi-rút cụ thể. Đây chính là lý do mà trẻ em cần được tiêm phòng vắc-xin – chế phẩm có chứa các kháng nguyên gây bệnh tương tự nhưng ở dạng yếu hơn, do đó chúng không thể gây bệnh.
Tuy nhiên, chúng vẫn giúp phát triển các kháng thể để bảo vệ đứa trẻ khỏi những căn bệnh chết người trong tương lai.
Có 4 loại vắc-xin chính:
1/ Loại vắc-xin bao gồm vi khuẩn và vi-rút đã chết, ví dụ như IPV.
2/ Loại vắc-xin chứa vi-rút còn sống nhưng đã được làm yếu đi, chẳng hạn rubella (sởi Đức) và quai bị.
3/ Loại vắc xin chứa các chất độc tố bất hoạt gọi bằng “Toxoid vaccine” (Vắc-xin giải độc tố).
4/ Loại vắc-xin liên hợp chứa cả vi khuẩn kết hợp với protein. Hib chính là ví dụ của loại vắc-xin liên hợp này.
Bên dưới là danh sách những mũi tiêm bắt buộc cho trẻ từ sơ sinh đến trẻ 6 tuổi:
1. Trẻ sơ sinh – Vắc-xin Hepatitis B (ngừa viêm gan B)
2. 1-2 tháng tuổi – Mũi thứ 2 của Hepatitis B
3. Vắc-xin dành cho trẻ dưới 2 tháng tuổi
· Hib (ngừa viêm phổi là viêm màng não)
· IPV (ngừa bại liệt)
· PCV (ngừa viêm phổi)
· RV (ngừa tiêu chảy cấp)
· DtaP (ngừa ho gà, uốn ván, bạch hầu)
4. Vắc-xin dành cho trẻ dưới 4 tháng tuổi
· Hib (ngừa viêm phổi là viêm màng não)
· IPV (ngừa bại liệt)
· PCV (ngừa viêm phổi)
· RV (ngừa tiêu chảy cấp)
· DtaP (ngừa ho gà, uốn ván, bạch hầu)
5. Vắc-xin dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
· Mũi thứ 3 của Hib và RV (nếu cần), tùy thuộc vào loại vắc-xin và nhãn hiệu của mũi tiêm trước.
· Influenza (ngăn ngừa cúm)
6. Vắc-xin dành cho trẻ từ 6-18 tháng tuổi
· Hep B (ngừa viêm gan B)
· IPV (ngừa bại liệt)
7. Vắc-xin cho trẻ từ 12- 23 tháng tuổi
· Hep A (ngừa viêm gan A)
8. Vắc-xin cho trẻ từ 15- 18 tháng tuổi
· DtaP (ngừa ho gà, uốn ván, bạch hầu)
9. Vắc-xin cho trẻ từ 4 – 6 tuổi
· DtaP (ngừa ho gà, uốn ván, bạch hầu)
· MMR (ngừa sởi, quai bị, rubella)
· IPV (ngừa bại liệt)
· Varicella (ngừa thủy đậu)
==========================
Chú thích từ người dịch: Nội dung của bài viết về thời điểm tiêm chủng cho trẻ so với ảnh (lấy từ sở y tế TP.HCM năm 2018 – nguồn) có sự khác biệt, hãy đến trung tâm y tế để được tư vấn chính xác nhất.