#USAF212CHIẾC A-10 THUNDERBOLT CÓ THỂ CHỊU ĐƯỢC MỨC PHÁ HOẠI TỐI ĐA LÀ NHƯ THẾ N

CHIẾC A-10 THUNDERBOLT CÓ THỂ CHỊU ĐƯỢC MỨC PHÁ HOẠI TỐI ĐA LÀ NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC KHI MẤT KHẢ NĂNG BAY VÀ RƠI XUỐNG?

Nhiều cực.

Kiểu, nhiều đến mức mà mấy bác phải há hốc mồm kiểu “Ơ vãi cái đống rác này vẫn bay được á?”.

Tất nhiên là vẫn có khả năng ‘viên đạn vàng’ trong truyền thuyết có thể trúng vào một hệ thống tối quan trọng nào đó theo một cách nào đấy mà làm cho tê liệt và biến máy bay thành một đống nhôm vụn biết bay.

Dưng mà, bé Hawg (Trans: tên phi công đặt cho A-10) vẫn có thể bầm dập khá nhiều mà vẫn hoạt động được. Thật ra đó là một trong những tính năng được thiết kế của nó. Trong thế giới phi công của Hawg, bọn tôi thường tóm tắt lại như sau:

Bé Hawg có thể mất một động cơ, bay mất nửa đuôi, nửa cánh, mất luôn cả hai hệ thống thủy lực, thân đầy lỗ đạn, mà vẫn bay về nhà được.

Ví dụ về một chiếc A-10 bị phá huỷ nhiều, hãy xem link sau: https://www.quora.com/How-does-the-A-10-stack-against… (Trans: tớ hứa sẽ dịch…)

Giờ hãy thử xem một vài tính năng khiến cho A-10 là một cỗ máy cực kỳ mạnh mẽ nhé:

Động cơ đôi:

Bọn tôi hay đùa rằng A-10 thật ra là một chiếc máy bay một động cơ, mỗi bên là một nửa. Cơ mà, cái sự thật rằng nó vẫn có thể bay về bằng ‘một nửa cái động cơ’ là một điều tốt, để phòng trường hợp, mấy ông biết đấy, có cái tên lửa nào đấy nghịch ngợm chui vào và nổ tung cả cái động cơ.

Thiết kế chắc chắn:

Tôi không chắc chắn được, nhưng trong cái ảnh 3 là một bé Hawg ăn nguyên cả con tên lửa vào cánh, cho bay luôn 2 trong số 3 cái dầm chính (spar) của cánh máy bay. Cái dầm duy nhất đấy vẫn giữ được phần còn lại của cái cánh, cho phép phi công vẫn bay về và hạ cánh được bình thường.

Thủy lực là gì? Ăn được không?

Phải công nhận là, hệ thống thủy lực cực kỳ hữu ích đối với máy bay, khiến cho lái máy bay dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, đôi khi có điều này điều kia xảy ra, hệ thống thủy lực có một (vài/số/cơ số) chỗ rò.

Đừng lo, bé Hawg thật ra có hai hệ thống thủy lực, hoàn toàn dư thừa. Mất một, cái còn lại sẽ dùng để điều khiển những thứ thiết yếu. Mất nốt cái còn lại? Không lo luôn, chỉ cần bật sang chế độ “lái bằng cơm” và đột nhiên máy bay của bạn trở thành fly-by-wire, mà không phải cái kiểu fly-by-wire của bọn F-16 đâu nhé, hay hơn luôn! Đây đúng là kiểu oldschool luôn, lái bằng dây cáp và ròng rọc luôn. Tất nhiên là cũng giống như bạn lái xe siêu trưởng siêu trọng mà không có trợ lực, nhưng mà ít ra thì bạn vẫn đang bay 

.

À mà, nếu điều kiện thuận lợi thì, bạn vẫn có thể hạ cánh được luôn! Hình 4 là Đại úy Kim Campbell, người đã hạ cánh máy bay mất toàn bộ thủy lực gần đây.

Cái “bồn tắm”

Việc bảo vệ buồng lái là một việc phải làm, đặc biệt là khi đây là nơi bạn điều khiển máy bay (?). Khi biết rằng chiếc A-10 sẽ ăn đạn từ quân mặt đất khá nhiều, mấy ông thiết kế đã cố gắng và nỗ lực cực nhiều để cố gắng tăng tuổi thọ phi công.

Để cho nó rõ ràng với cụ thể hơn á, thì xem qua cái câu hỏi này nhé: https://www.facebook.com/groups/vietnamquora/permalink/2856562744576843/ (Trans: cám ơn bạn Trần Nguyên Duy vì đã dịch bài này!)

Túm váy lại?

Bạn đã nghe về máy mô phỏng A-10 chưa nhở?

Bạn trèo vào một cái xe rác từ phía sau, rồi người ta ném đá thẳng vào mặt bạn

Chân thực đến hok ngờ!

#DHPianaholic

______________________

Matteo Tronu

Vì sao lại nửa động cơ mỗi bên? Động cơ nó yếu lắm à?

>Lynn Taylor

Đúng rồi, chuẩn luôn. Mặc dù động cơ nó khá tốt, chắc chắn, đáng tin cậy, nhưng chúng nó lại là động cơ turbofan. Những mẫu động cơ sau có cải thiện được hiệu suất và công suất động cơ, nhưng không có được sử dụng trên A-10.

 





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *