Toàn xã hội cấm hút thuốc ngừa ung thư, 25 năm sau mới có thể thấy hiệu quả.
Trong khoảng thời gian diễn ra Thế chiến thứ II, Mỹ đã bàn về việc cấm thuốc lá, nhưng mãi tới thập niên 60 của thế kỷ XX, số người hút thuốc mới bắt đầu giảm xuống, nhưng tỉ lệ phát bệnh ung thư phổi lại không lập tức giảm, mà mãi tới 25 năm sau, cuối thập niên 80, số người mắc ung thư phổi mới bắt đầu giảm đi.
Qua một số nghiên cứu, người ta thấy rằng đồ thị số lượng người hút thuốc và số lượng tử vong vì ung thư phổi gần như giống hệt nhau, nhưng có khoảng 25 năm chậm hơn:
– Hút thuốc lá tăng, ung thư phổi cũng sẽ tăng tương ứng 25 năm sau.
– Hút thuốc giảm, ung thư phổi cũng sẽ giảm tương ứng sau 25 năm.
Sự chuyển dịch kì lạ này chủ yếu vì ung thư phổi là một quá trình phát sinh rất chậm, từ biến dị trước ung thư tới ung thư giai đoạn đầu và cuối cùng là ung thư giai đoạn cuối thường cần khoảng 10 – 20 năm.
Việc cai thuốc không đem lại hiệu quả nhanh chóng cho xã hội nhưng không có nghĩa chúng ta nên thờ ơ, không để ý đến nó. Chừng nào người hút thuốc bắt đầu giảm đi, khi đó chúng ta có thể kì vọng thế giới 25 năm sau sẽ tốt đẹp hơn một chút.
CAI THUỐC TRỊ GIÁ BAO NHIÊU TIỀN?
Thống kê khoa học chứng minh rằng cai thuốc càng sớm, hiệu quả càng tốt. Giả thuyết rằng bạn bắt đầu hút thuốc từ năm 18 tuổi, theo phỏng đoán:
– Cai thuốc lúc 15 – 34 tuổi: Bình quân sống thêm 10 năm.
– Cai thuốc lúc 35 – 44 tuổi: Bình quân sống thêm 9 năm.
– Cai thuốc lúc 45 – 54 tuổi: Bình quân sống thêm 6 năm.
Cai thuốc lúc 55 – 64 tuổi: Bình quân sống thêm 4 năm.
Chúng ta thích nói rằng “Mạng sống là vô giá”, tuy nhiên từ góc độ Y học, mạng sống thực sự có giá. Ví dụ, giá của thuốc kháng ung thư mới hiện nay đều rất đắt, chi phí một liệu trình nhẹ nhàng cũng đủ vượt quá 1 tỉ và bình quân có thể kéo dài thêm mạng sống chất lượng cao từ 2 – 10 tháng. Đây chỉ là giá trị bình quân, nếu là những người như Jack Ma, Mark Zuckerberg, đây chỉ là một khoản tiền nhỏ. Người bình thường cai thuốc lúc 25 – 34 tuổi, sống thêm được 10 năm, tương đương với việc kiếm khoảng gần 10 tỉ. Có mấy người có thể kiếm được nhiều tiền như thế.
THUỐC LÁ ÍT NHẤT CHỨA 78 LOẠI VẬT CHẤT GÂY UNG THƯ!
Một hạng mục nghiên cứu gần đây của Mỹ chỉ ra rằng chỉ 8% số người có thể kể ra trên 3 loại chất độc hại trong thuốc lá. Trên thực tế, trong khói thuốc chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó 93 loại rõ ràng là chất có độc, 78 loại rõ ràng là chất gây ung thư. Xin nhắc lại, con số là 78.
Còn những người đang ngậm điếu thuốc đừng lo sợ mù quáng những thực phẩm đột biến gen gây hại cho sức khỏe của các bạn, điều đó thật sự không quan trọng. Nicotine là chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá, nhưng không phải chất chủ yếu gây ung thư. Nhưng cần phải chú ý rằng, ngoài tính gây nghiện, Nicotine còn có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và phát dục, thậm chí có thể ảnh hưởng tới cả thế hệ sau. Vì vậy, cai thuốc mãi mãi là lựa chọn tốt nhất.
Trong những cái chết do thuốc lá chủ yếu gây ra, ung thư chỉ chiếm 1/3. Ung thư, đặc biệt là ung thư phổi là dạng ung thư chủ yếu có trường hợp tử vong do thuốc lá gây ra, nhưng cũng chỉ chiếm 1/3, 2/3 còn lại chia cho những bệnh tâm huyết quản và bệnh về phổi. Nhưng 2 vấn đề nghiêm trọng này đã bị xem nhẹ.
Bệnh tâm huyết quản bị vô số người trẻ tuổi xem nhẹ. Hút thuốc có thể dẫn đến những bệnh tâm huyết quản như xơ vữa động mạch, bệnh tim cấp tính, bệnh động mạch vành. Gần đây, có phải mọi người đều nghe những thông tin về những người trẻ đột tử? Ngoài các nguyên nhân như sống không lành mạnh, nhân tố di truyền,… hút thuốc trường kỳ, bao gồm cả hút thuốc thụ động cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua.
Thuốc lá cũng là một trong những nhân tố chủ yếu gây ra tử vong trong các dạng bệnh lý của phổi, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD – Chronic Obstructive Pulmonary Disease), biểu hiện là hô hấp ngắn, ho khan và ho có đàm, theo thời gian sẽ ngày càng nghiêm trọng. Toàn thế giới mỗi năm có 3 triệu người chết vì COPD, trong đó 1,2 triệu người chết là do hút thuốc gây nên. Không mắc ung thư phổi, không có nghĩa là bạn sẽ không chết trong tay thuốc lá.
KHÓI THUỐC TỪ NGƯỜI KHÁC NGUY HIỂM HƠN CẢ KHÓI MÙ!
Việc khói mù có hại là chuyện không nghi ngờ gì, nhưng đơn thuần xét về lực sát thương, khói mù còn kém xa khói thuốc lá từ người khác.
Có không ít người trưởng thành mỗi tuần tiếp xúc với những môi trường có khói thuốc, bao gồm phòng làm việc, tàu điện ngầm, những chỗ ăn chơi giải trí,… Do đó, việc cấm triệt để thuốc lá ở những nơi công cộng là chuyện phải làm.
Do trẻ em vẫn đang trong quá trình dậy thì, các em phải chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá nhiều hơn người lớn, thế nên phụ huynh cần phải tránh mang trẻ em tới bất cứ nơi nào có khói thuốc.
Cre: Pháp Y – Thảo luận Y học

