Như chúng ta biết, tỷ giá hối đoái là giá trị của đồng tiền nước này so vs giá trị tiền tệ của nước khác.
Ví dụ : 1 xu của nhà Nam Tống Tệ = 12 chinh = 1,2 hào Đại Việt Đồng.
1. Vậy các quốc gia trung cổ có những chính sách hay thành lập các ngân hàng nhà nước để đảm bảo sức mạnh của nội tệ trong nước hay kiểm soát tiền tệ và nền kinh tế không ạ ?
Khi 1 đồng tiền mạnh hơn sẽ giúp thúc đẩy nhập khẩu và ngược lại nếu đồng tiền đó yếu hơn sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu.
Ví dụ : vs 10 xu Đại Việt Đồng (dvd) = giá trị lao động 1 ngày công = 1 sản phẩm. Khi đặt trên thị trường sẽ có lợi thế về giá cả hơn so với các sản phẩm của Nam Tống.
2. Vậy từ ngày xưa các cụ đã có các chính sách đánh thuế nhằm điều chỉnh nền kinh tế thị trường hay các chính sách giúp thúc đẩy nền kinh tế hỗ trợ các thương nhân chưa ạ ?
Tỷ giá thả nổi : là xuất phát từ cung – cầu mà ko có sự can thiệp của triều đình.
Vd : Nam Tống cần mua 100 tấn thuốc Lào của Đại Việt sẽ khiến nước này phải đổi 1 số lượng lớn tiền Đại Việt Đồng để có thể giao dịch vs các thương nhân trong nước. Điều này sẽ giúp cho Đvđ tăng giá và mạnh hơn so vs Nam Tống tệ.
Tỷ giá cố định : khi tiền tệ của nước này gắn chặt vs tiền tệ của nước khác và có sự can thiệp của triều đình.
Vd : 1 xu Nam Tống tệ = 12 chinh Đvđ. Nếu Ntt giảm tỷ giá xuống còn mức 1 ntt = 10 đvđ thì triều đình sẽ phải bán ra lượng lớn tiền tệ để giảm tỷ giá xuống như lúc trước => 1 xu = 8,25 chinh. Điều này có thể thấy trong các cuộc phá giá nội tệ hay chiến tranh thương mại.
Tỷ giá thả nổi cố định : kết hợp cả 2 cái trên nhằm giữ sự cân bằng.
3. Các cụ có biết đến khái niệm tỷ giá hối đoái hay có các biện pháp can thiệp vào tiền tệ không ạ ?
Em xin cảm ơn ❤❤❤?