Lo Lắng Không Bao Giờ…
Giải Quyết Được Vấn Đề Nào Cả.
Lo lắng không bao giờ, KHÔNG BAO GIỜ, không bao giờ có thể giải quyết được vấn đề nào cả vì BẢN CHẤT của sự lo lắng chính là nỗi sợ về việc nào đó không như ý mình, sự lo lắng KHÔNG PHẢI là một hành động cụ thể.
Ta chỉ giải quyết vấn đề bằng hành động cụ thể nào đó mà thôi.
Khi gặp vấn đề ta phải tích cực đi tìm giải pháp và xử lý vấn đề bằng các hành động cụ thể. Lo lắng sẽ hút cạn năng lượng của ta.
Nhiều người lo lắng thường xuyên, triền miên, liên tục có nguy cơ mắc căn bệnh TÂM THẦN mang tên RỐI LOẠN LO ÂU cực kì nguy hiểm.
Làm thế nào để THOÁT khỏi sự lo lắng?
3 Bước đơn giản để THOÁT khỏi sự lo lắng:
+ Bước 1: Nhận biết sự lo lắng khi nó xuất hiện. Liên tục ĐỂ Ý và QUAN SÁT chính mình.
Biểu hiện của sự lo lắng chính là nỗi sợ nào đó vào một việc gì đó.
Khi sự lo lắng xuất hiện ta phải ý thức ngay sự tồn tại của nó.
+ Bước 2: Đối thoại với chính mình: TỰ TÁCH MÌNH RA LÀM 2.
Ví dụ:
Khi có sự lo lắng xuất hiện mình ý thức được. Và mình tự đối thoại với chính mình như sau: “thằng tùng lo lắng xuất hiện rồi à, mọi chuyện rồi sẽ ổn tùng à, mọi thứ đang nằm trong tầm kiểm soát của ta”
và LẶP ĐI LẶP LẠI ĐOẠN NÀY “mọi chuyện rồi sẽ ổn tùng à, mọi thứ đang nằm trong tầm kiểm soát của ta”.
Mình tưởng tượng có “1 thằng tùng trí tuệ” (cái thằng nhận biết được sự lo lắng đang tồn tại) đang nói chuyện với “thằng tùng đang cảm thấy lo lắng”.
Mục đích của việc tách mình ra làm 2 là để ta không bị cả tin, dẫn dắt bởi những suy nghĩ tiêu cực. Nhiều người tự kết liễu đời mình thường bám chấp vào, để những suy nghĩ tiêu cực dẫn dắt mình.
Nên nhớ suy nghĩ có trong ta chứ suy nghĩ KHÔNG PHẢI là ta. Chẳng hạn như ta suy nghĩ ta là thằng vô tích sự KHÔNG CÓ NGHĨA ta là thằng như vậy. Đó chỉ là một suy nghĩ có trong ta vào một thời điểm nào đó mà thôi.
Bước 3: Tìm giải pháp và giải quyết vấn đề vấn đề đang gặp bằng các hành động cụ thể thay vì lo lắng vớ vẩn.
Cái gì không thể thay đổi được, không thể kiểm soát được thì đừng CỐ thay đổi, kiểm soát. Hãy CHẤP NHẬN mọi kết quả từ những thứ ta không thể kiểm soát được rồi ta sẽ có hướng xử lý bằng các hành động thích hợp.
Suy cho cùng ta CHỈ có thể thay đổi và kiểm soát chính mình. Ta chỉ có thể hỗ trợ ai đó thay đổi thôi còn thay đổi hay không là LỰA CHỌN của họ.
TA chỉ kiểm soát những thứ ta có thể kiểm soát
VÀ thả trôi các thứ còn lại
DUYÊN tới đâu ta chấp nhận tới đó.
Bàn về 2 chữ kết quả.
Kết quả ta nhận được là thứ ĐÃ xảy ra rồi.
Ví dụ: kết quả thi toán học kì vừa rồi của mình là 2₫.
Với những thứ đã xảy ra ta CHỈ có 2 lựa chọn: hoặc là CHỐNG ĐỐI hoặc là CHẤP NHẬN kết quả đó.
Phân tích cụ thể hơn:
+ CHỐNG ĐỐI: nghĩa là ta để cho mình KHỞI lên các cảm xúc bất mãn như oán trách, tức giận, bực bội, khó chịu, cay cú…vv. Chính các cảm xúc này sản sinh ra RẤT nhiều năng lượng tiêu cực làm TÂM ta vô cùng bất AN.
Vì các cảm xúc bất mãn này BÊN TRONG TA nên chúng sẽ tàn phá cơ thể và tâm trí của chính ta KHÔNG PHẢI bất kì ai khác
Vì bản chất chúng chỉ là những CẢM XÚC nên chúng HOÀN TOÀN không có khả năng giải quyết bất kì vấn đề nào cả. Ta chỉ có thể giải quyết vấn đề bằng các hành động cụ thể nào đó?
Như vậy có ĐÁNG để ta chống đối một kết quả nào đó ĐÃ xảy ra không?
+ CHẤP NHẬN:
Chấp nhận mọi kết quả(những thứ ĐÃ xảy ra rồi) nghĩa là ta xem mọi kết quả ĐỀU là món quà mà cuộc sống trao tặng cho ta nên khi nhận được DÙ NÓ LÀ GÌ ĐI NỮA ta cũng MỈM CƯỜI hoan hỉ đón nhận và nói “cảm ơn cảm ơn cảm ơn” để bày tỏ sự biết ơn khi cuộc sống ĐÃ gửi cho ta món quà đó.
Lưu ý: Chấp nhận thật sự không bao giờ đi kèm với các cảm xúc bất mãn.
Chấp nhận rồi mình sẽ có hướng XỬ LÝ bằng các hành động cụ thể để có kết quả TỐT HƠN trong tương lai.
Ví dụ: ta chấp nhận kết quả 2 điểm ở kì trước. Rồi ta ôn luyện kĩ hơn cho kì thi tới và ta nhận được 2.5 ₫ chẳng hạn.
CHẤP NHẬN hay CHỐNG ĐỐI là sự lựa chọn.
Tất nhiên sự chuyển đổi từ chống đối sang chấp nhận không hề đơn giản và cần thời gian để luyện tập. Sau hơn mấy chục nồi bánh chưng sống trong sự vô minh.
Từ khi hiểu rõ sự vô ích và nguy hiểm của các cảm xúc bất mãn, mình đã bắt đầu luyện tập, chuyển hoá dần dần.
Khi có sự giác ngộ về 2 chữ CHẤP NHẬN: mình đã viết NHIỀU bài viết có liên quan để chia sẻ. Ai đủ duyên thì sẽ giác ngộ và chuyển hoá. HÃY TẬP LÀM VIỆC KHÓ.
ĐỪNG PHÁN XÉT. HÃY THỰC HÀNH VÀ CẢM NHẬN KẾT QUẢ.
Cảm ơn bạn đã đọc. Hãy góp ý, cảm nhận bên dưới bạn nhé.
Tác giả: Tung Le.