2 Bước Để Tách Cảm Xúc Tiêu Cực

2 Bước Để Tách Cảm Xúc Tiêu Cực

Tách “cảm xúc” khi gặp các tình huống tiêu cực vì “cảm xúc” không biết đúng, sai.

Không biết người khác sao chứ mình khó mà phản ứng tích cực hoàn toàn bằng cảm xúc với các tình huống tiêu cực.

Thường nảy sinh các cảm xúc tiêu cực như giận dữ,bực bội…
Vậy cảm xúc tiêu cực có gì tốt cho mình và người khác không?
Theo mình là không. Cảm xúc tiêu cực gây ra năng lưọng tiêu cực ám vào cơ thể có thể làm cho tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng xấu.

Cảm xúc tiêu cực tích tụ lâu ngày có thể gây ra rất nhiều bệnh tật cho cơ thể. Cảm xúc tiêu cực gây ra những phản ứng, những cách hành xử tiêu cực với những người xung quanh.

Vậy làm thế nào để tách “cảm xúc” ra trong các tình huống tiêu cực?

Mình cần 1 kịch bản thay vì phản ứng bằng “cảm xúc”
Mình chia sẻ cách làm của mình trước rồi giải thích và cho ví dụ ở bên dưới nhé:

Khi ta nhận thấy mình đang gặp tình huống tiêu cực.

Bước 1: Mỉm cười (thể hiện thái độ CHẤP NHẬN những gì đang xảy ra không chống đối)

Sau đó nói từ nhiệm màu “cảm ơn-cảm ơn-cảm ơn” vì suy cho cùng thì các tình huống tiêu cực cũng làm cho ta mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn.

Lưu ý: dù có CHẤP NHẬN hay chống đối thì sự việc cũng đã xảy ra rồi.

Ví dụ : ai đó chửi mình thì có chấp nhận hay không thì họ cũng đã chửi rồi.

Bước 2: Đặt câu hỏi: ta nên xử lý như thế nào? Và đếm từ 1 đến 5 rồi xử lý.

Ví dụ: khi ai đó chửi mình ta có thể lựa chọn cách làm lơ, không thèm bận tâm hoặc giải thích cho họ hiểu nếu ta phát hiện có hiểu lầm gì ở đây.

Thay vì ta dùng cảm xúc để chống đối để phản ứng tiêu cực lại thì ta chấp nhận và đi thẳng đến BƯỚC XỬ LÝ
Như vậy có phải qua 2 bước đơn giản tầm 10 giây ta đã tách được ” cảm xúc” của mình ra khỏi tình huống đó không?

Mình sẽ chia sẻ cho bạn “nguyên lý của việc chửi người khác” để bạn nhận ra được bản chất của vấn đề ở bạn và người khác.

Mỗi cảm xúc đều mang năng lượng có tần số khác nhau.Cảm xúc tức giận mang “năng lượng của sự tức giận”

Khi ai đó chửi người khác tức là họ xả “cảm xúc tức giận” ra bên ngoài ĐẮNG LÒNG THAY không phải xả ra để hết CẢM XÚC ĐÓ mà ngược lại.

Người đó muốn (có thể một cách vô thức) TÌM KIẾM người có “năng lượng của sự tức giận” để nạp thêm năng lượng vào làm cho CẢM XÚC TỨC GIẬN ngày càng mạnh thêm.

Bạn có thể dễ dàng quan sát ở bên ngoài. Khi người nào đó chửi mà không ai thèm phản ứng, không ai thèm chửi lại thì người đó chửi 1 lúc là dừng ngay lại vì ” không được tiếp thêm năng lượng” có tần số tưong tự.

Ngược lại nếu có ai đó chửi lại thì người đó càng hăng máu càng chửi sung hơn. Chứng tỏ người chửi lại đó có “năng lượng” cùng tần số.

Vậy bản chất của việc 2 người chửi tay đôi 1 hồi lâu là 2 người đó “liên tục” cung cấp “năng lượng” cho nhau để CẢM XÚC TỨC GIẬN Ở CẢ HAI tăng lên. Đỉnh điểm có thể gây ra các hành động như đánh nhau, gây xác thương cho nhau.

Thú thật đi, khi bạn phồng mang trợn má chửi người nào đó (không phải chửi yêu hay chửi đùa nhé) bạn muốn người đó im lặng, không quan tâm hay bạn muốn người đó chửi lại, phản ứng lại để bạn có thêm “năng lượng” mà chửi tiếp?

Khi ai đó thể hiện cảm xúc tiêu cực ra bên ngoài tức là họ đang “ĐÓI” cảm xúc có tần số tương tự.

Vậy “cảm xúc tiêu cực” chẳng hạn như tức giận ĐÃ CÓ SẴN Ở BÊN TRONG TA trước khi có tình huống tiêu cực xảy ra. Có điều là bình thường nó ngủ yên thôi. Khi có các tình huống thích hợp nó sẽ bộc phát ra bên ngoài.

Thế “cảm xúc tiêu cực” ở trong ta từ đâu mà có?
Cảm xúc tiêu cực này bắt nguồn từ quá khứ do ta có thói quen suy tư về “quá khứ” làm sống lại “các cảm xúc tiêu cực” qua những “nỗi đau sâu nặng” mà ta chưa thể quên được, chưa thể tha thứ được.

Cộng thêm việc đóng vai “nạn nhân” với lối suy diễn, khuếch đại của “cái tôi” đại loại như người này phải làm thế này, thế khác…họ làm thế này làm tôi cảm thấy không hài lòng, bất mãn…lẽ ra họ nên đối xử tốt hơn với tôi chứ…

Rồi cảm xúc tiêu cực sẽ sản sinh ra suy nghĩ tiêu cực.Suy nghĩ tiêu cực sẽ tạo ra cảm xúc tiêu cực mới …cứ như thế. Làm cho cảm xúc về nỗi đau đó càng ngày càng mạnh lên. Nó dần dần xâm chiếm cơ thể ta.

Và khi gặp những tình huống thích hợp nó sẽ bộc phát ra ngoài.
Ta có thể kiểm soát nó bằng cách ý thức rằng ta có phản ứng này là do có nỗi đau nào đó ở quá khứ chi phối ta.

“nỗi thống khổ hay bất hạnh(nếu có) nằm ở bên trong mình, không phải nằm ở bên ngoài, không phải nằm ở những sự kiện”

“Trên thế giới này chỉ có 1 thứ gây ra tội lỗi. Đó là SỰ VÔ MINH. Tức là nhận thức của con người. Khi nhận ra điều này ta dễ dàng THA THỨ cho người khác”

“Bạn có cho phép những cảm xúc bất hạnh trong bạn ngày trước được ngủ yên và VUI SỐNG với những gì đang có ở hiện tại?”

3 câu trích dẫn này trong cuốn sách ” Thức tỉnh mục đích sống”

Cảm ơn bạn đã đọc. Hãy góp ý, cảm nhận bên dưới nhé. CHIA SẺ tự nhiên ạ.
Tác giả: Tung Le.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *