Nội dung chưa được phát sóng của Titanic, bạn sẽ không bao giờ quên.
Vào đêm kinh hoàng ngày 14 tháng 4 năm 1912, tổng cộng 705 người đã được cứu trên tàu Titanic và 1502 người đã thiệt mạng.
Charles Letler, 38 tuổi,là thuyền phó của tàu Titanic, ông là người sống sót cuối cùng được kéo lên xuồng cứu sinh từ vùng biển băng giá, là người còn sống có chức vị cao nhất.
Ông đã viết một cuốn hồi ký dài 17 trang về các chi tiết của thảm họa đắm tàu.
Đối mặt với tai nạn đắm tàu, thuyền trưởng ra lệnh cho mọi người để phụ nữ và trẻ em lên xuồng cứu nạn trước, rất nhiều hành khách lộ ra mười phần bình tĩnh, một số người từ chối tách khỏi gia đình của họ.
Tôi hét lên: Phụ nữ và trẻ em đến đây ! Tuy nhiên, tôi không thể tìm thấy một vài phụ nữ hay trẻ em sẵn sàng rời xa người thân và đặt chân lên xuồng cứu sinh một mình.
Letler nhớ lại: Chừng nào tôi còn sống, tôi vĩnh viễn không bao giờ quên được đêm hôm ấy.
Sau khi chiếc xuồng cứu sinh đầu tiên đến, tôi nói với một người phụ nữ trên boong tàu tên là Straw: Cô có thể đi cùng tôi đến xuồng cứu sinh không?
Lại không nghĩ tới cô ấy lắc đầu: Không, tôi nghĩ tốt hơn là tôi nên ở trên tàu.
Chồng cô hỏi: Em vì sao không lên xuồng cứu nạn ?
Người phụ nữ vừa mỉm cười vừa trả lời: Không, em vẫn nên ở bên anh thôi.
Sau đó tôi không còn nhìn thấy đôi vợ chồng này nữa.
John Jacob Astor IV (được coi là một trong những người giàu nhất thế giới thời bấy giờ.), đã gửi vợ mình, người đang mang thai 5 tháng, đến xuồng cứu sinh số 4, còn ông đứng trên boong tàu, cùng với chú chó của ông, đốt một điếu thuốc xì gà, sau đó hướng về phía chiếc xuồng hét lên: Anh yêu em.
Người ta bảo ông lên thuyền, nhưng lại bị ông phẫn nộ cự tuyệt: Tôi thích câu nói lúc đầu (bảo vệ kẻ yếu), sau đó đem vị trí của ông nhường lại cho một người phụ nữ người Ailen ở khoang hạng ba.
Vài ngày sau, dưới ánh sáng bình minh của Bắc Đại Tây Dương, đội cứu hộ đã tìm thấy ông và đầu ông bị ống khói đánh vỡ.
Tài sản của ông có thể chế tạo được hơn 10 chiếc tàu Titanic, nhưng Astor từ chối tất cả các lý do chính đáng để ông thoát thân.
Chiến đấu để bảo vệ tính cách của mình là lựa chọn duy nhất của một người đàn ông tuyệt vời.
Ông trùm ngân hàng nổi tiếng Guggenheim, mặc trang phục dạ hội lộng lẫy nhất: ‘Tôi muốn được chết thật vẻ vang, như một quý ông.’
Bức thư ông để lại cho vợ có viết: ‘Chiếc thuyền này không có một người phụ nữ nào vì anh chiếm vị trí xuồng cứu nạn, mà còn lưu lại trên boong tàu.’
‘Tôi sẽ không chết như một kẻ hèn nhát, tôi sẽ chết như một người đàn ông thực sự.’
Strauss là người giàu thứ hai trên thế giới và là người sáng lập của Macy. Bất kể ông sử dụng phương pháp nào, phu nhân Rosalie luôn từ chối đi thuyền cứu sinh thứ tám. Bà nói: ‘Bao nhiêu năm rồi, bất cứ nơi nào anh đi, em sẽ đi cùng anh.’
Nhân viên cứu hộ số 8 đề nghị với ông Strauss 67 tuổi: ‘Con hứa rằng sẽ không có ai phản đối một ông lão như ông lên thuyền cứu sinh đâu ạ.’
Strauss kiên định trả lời: Tôi sẽ không bao giờ đi thuyền cứu sinh trước những người đàn ông khác.
Sau đó cầm cánh tay của Rosalie 63 tuổi, một cặp vợ chồng già cùng ngồi xổm xuống chiếc ghế mây trên boong, chờ đợi giây phút cuối cùng.
Quận Brown của thành phố New York có một tượng đài được xây dựng cho cặp vợ chồng Strauss, với dòng chữ: ‘Nước biển nhiều bao nhiêu cũng không thể nhấn chìm tình yêu.’’
Hơn 60.000 người đã tham dự bữa tiệc tưởng niệm Strauss được tổ chức tại Hội trường Carnegie ở Manhattan.
Một doanh nhân người Pháp tên Navatelle đã gửi hai đứa trẻ lên xuồng cứu sinh, ủy thác cho một số phụ nữ chăm sóc hai con, còn mình lại từ chối lên xuồng.
Sau khi hai con trai được cứu, các tờ báo từ khắp nơi trên thế giới đã đăng tải những bức ảnh của hai đứa trẻ cho đến khi mẹ chúng nhận ra chúng từ những bức ảnh, nhưng hai đứa trẻ đã vĩnh viễn mất đi cha.
Li Depas – mới kết hôn, đến Hoa Kỳ để hưởng tuần trăng mật với chồng, cô ôm chầm lấy chồng và không chịu trốn thoát một mình, chồng cô sững sờ một cách bất lực, đành phải đánh cô một cái đến bất tỉnh. Khi Li Depas tỉnh dậy, cô đã ở trên xuồng cứu nạn.
Sau đó, cả đời cô không tái giá, để tưởng nhớ người chồng quá cố.
Trong bữa tiệc của người sống sót ở Lausanne, Thụy Sĩ, bà Smith vô cùng nhớ một người mẹ vô danh: ‘Lúc ấy, hai đứa con của tôi được mang lên xuồng cứu sinh, tôi không thể lên vì quá tải. Một người phụ nữ đã ngồi trên xuồng cứu sinh rồi, thấy gia đình tôi như vậy cô ấy đột nhiên đứng dậy và rời đi, đẩy tôi lên xuồng cứu sinh và hét lên với tôi: ‘Đi lên đi, trẻ con không thể sống thiếu mẹ mẹ!’
Người phụ nữ tuyệt vời này đã không để lại một cái tên.
Chết vì tai nạn còn có tỷ phú Asid, phóng viên cao cấp Stern, pháo binh Bart, kỹ sư nổi tiếng Robb. Họ đã từ bỏ vị trí xuống xuồng cứu sinh cho những người phụ nữ nông dân.
Hơn 50 nhân viên cấp cao trên tàu Titanic, trừ thuyền phó Leiter may mắn sống sót, toàn bộ nhân viên đều chết tại vị trí của mình.
Vào lúc 2 giờ sáng, điện báo viên John Phillips đã nhận được yêu cầu từ bỏ con tàu và thoát thân, nhưng anh vẫn ngồi trong phòng báo, giữ vị trí “sos” của mình cho đến giây phút cuối cùng.
Khi đuôi tàu bắt đầu chìm xuống nước, tôi nghe thấy vào giây phút cuối cùng, vào giây phút cuối cùng của sự sống và cái chết ấy, mọi người đều hét lên: ‘Anh yêu em! Anh yêu em.’
Đó là một sự giải thích về sự vĩ đại của tình yêu đối với mỗi chúng ta! Điều quan trọng nhất là: ‘Tôi muốn để người biết, rằng tôi yêu người nhiều đến thế nào .’
Có những trường hợp ngoại lệ: Hirano là phó cố vấn của Viện Đường sắt Nhật Bản, người đàn ông này lại ăn mặc như phụ nữ và trèo lên xuồng cứu sinh số 10 đầy phụ nữ và trẻ em để trốn thoát.
Khi trở về Nhật Bản, anh ta đã bị đuổi việc ngay lập tức, sau đó anh đã bị tất cả các tờ báo Nhật Bản gọi tên công khai chỉ trích, và anh ta đã chết sau 10 năm cùng với sự ăn năn sám hối và hổ thẹn.
Công ty tàu hơi nước White Star nói với truyền thông rằng không có quy tắc hàng hải nào đòi hỏi đàn ông phải hy sinh lớn như vậy, họ làm vậy chỉ đơn giản vì sự quan tâm của kẻ mạnh đối với người yếu đuối hơn thôi, đây là lựa chọn cá nhân của họ.
Daniel Alan Butler, tác giả của ‘’Vĩnh Viễn Không Chìm’’ cảm thán: ‘’Điều này là do họ được giáo dục từ khi được sinh ra: trách nhiệm quan trọng hơn những thứ khác !’’
Nếu như bởi vì buông tay người yêu, lựa chọn sống với một đống tiền, thì ý nghĩa cuộc sống còn lại gì ?
Cuối cùng, Jack nói với Rose: ‘Em nhất định phải thoát khỏi nguy hiểm, sinh thật nhiều con, ngắm nhìn bọn trẻ trưởng thành, em sẽ tận hưởng tuổi già, ngủ yên trên chiếc giường ấm áp, chứ không phải đêm nay, ở tại chỗ này, em không phải chết đi như vậy, thắng được vé và lên chiếc tàu này…là chuyện tốt đẹp nhất của cuộc đời anh, để anh có thể gặp gỡ em.’
Một người cả đời có thể yêu nhiều người, nhưng sau khi bạn có được hạnh phúc thuộc về mình, bạn sẽ hiểu rõ đau thương khi ở bên nhau là một loại tài sản, cho phép bạn học cách nắm bắt và trân trọng những người bạn yêu thương tốt hơn.
Cho dù đó là cuộc sống hay cái chết hay bất kỳ khó khăn nào, yêu nhau rồi bàn tay sẽ mãi mãi không buông.
Có Thể Bạn Chưa Biết.