#trainghiemsong
Khởi nghiệp, tôi nên làm ngành gì?
(Chuỗi bài khởi nghiệp tôi viết cho cộng đồng)
——————–
Có lẽ đây cũng là câu hỏi làm đau đầu nhiều bạn trẻ sau 1 thời gian làm thuê, giờ muốn làm riêng, và dù đã xác định được mình sẽ làm trong nhóm lĩnh vực nào rồi (thương mại, sản xuất, dịch vụ, đầu tư) vì cảm thấy tố chất mình phù hợp 1 trong 4 nhóm trên thì lại đối mặt 1 băn khoăn lớn thứ 2, mình làm cụ thể là cái gì.
——————–
{ Link bài 1 mình đã viết, từng share ở group }
https://fb.com/hungnanado/posts/944142465928335
——————–
Ví dụ đã xác định là làm kinh doanh về Nhóm Dịch Vụ, và hướng đến người tiêu dùng (B2C), nhưng cụ thể nên làm dịch vụ gì???
Như đã nói ở bài trước, nếu cá nhân lần đầu khởi nghiệp, tinh khôn là né các mô hình cần vốn đầu tư ban đầu nhiều, mô hình hay bị công nợ, cần trường vốn, thủ tục giấp phép khó khăn, và cũng hạn chế các mô hình cần giáo dục thị trường vì có thể bạn sẽ hết vốn giữa chừng dù là làm Dịch Vụ/Thương Mại/Sản Xuất… sẽ hoàn toàn không phù hợp, trừ phi bạn là đại gia ở 1 lĩnh vực khác.
Tinh khôn, hãy lựa chọn, liệt kê ra vài mô hình và SP – DV có mức độ cạnh tranh ít ở nơi bạn làm, bạn có nhiều kinh nghiệm, mối quan hệ và nguồn lực đủ để thực thi. Sau đó chúng ta phân tích từng SP – DV xem cái nào bạn sẽ giải quyết tốt nhất mà kinh doanh thôi. Cái nào bạn cảm thấy không có lời giải, không có nhiều lợi thế so với đối thủ ngoại trừ cách duy nhất: giảm giá thì thôi để họ kinh doanh đi, đừng nhảy vô làm gì, ôm hận sau này đó.
Vậy phân tích 1 mô hình, 1 SP – DV cụ thể có nên làm hay không như thế nào?
Ex: làm dịch vụ homestay!!! Đang khá hot hiện nay, làm sao để H biết H làm được hay không???
1. Hãy nhận diện ra mô hình chung mà đối thủ đang làm, để bạn hiểu rõ hơn.
Ex: với dịch vụ cụ thể là làm Homestay, bạn sẽ thấy mô hình rất phổ biến là Founder đi thuê lại 1 BDS (hiếm founder đủ khẳ năng mua BDS lắm), xong cải tạo, chia phòng và decor toàn bộ căn nhà, rồi tiến hành cho thuê từng gói Phòng với du khách. Rõ ràng chưa cần làm bạn cũng sẽ thấy đây là 1 mô hình đầu tư ban đầu khá nhiều tiền cho việc cải tạo, nhưng lại lụm bạc cắc (cho thuê từng phòng cho du khách thuê tính theo ngày). Rủi ro lớn là chủ nhà lật kèo lấy lại BDS.
2. Hãy tìm ra cách thu hút KH phổ biến mà đối thủ đang làm? Xem liệu bạn có thể cạnh tranh lại!
Ex: quay lại ví dụ homestay, hút khách thường do concept decor mới lạ (có homestay ở đà lạt dùng concept doraemon để thu hút sự chú ý các bé nhỏ và fans doraemon), địa điểm lý tưởng do gần nhiều nơi giải trí (gần biển, view biển, gần thác, rừng…), gần nơi mua sắm, chợ đêm…
3. Nhận diện ra yếu điểm cốt tử của mô hình, SP, DV mà bạn sẽ làm. Thường ngành nào cũng có yếu điểm, để xem liệu nguồn lực bạn có thể giải được hay không!
Ex: quay lại với Homestay, là kinh doanh lưu trú cho du khách. Điểm yếu homestay là vì thường bạn chỉ thuê lại 1 căn nhà nhỏ, nên số phòng không nhiều như 1 khách sạn, resort. Phòng càng ít, chi phí cho 1 phòng sẽ tăng. Nếu tổng chi phí vận hành 1 căn nhà là 20tr và bạn có 4 phòng, mỗi phòng sẽ gánh 5tr, nhưng phòng nhiều hơn, chi phí phòng sẽ giảm. Mà nếu bạn thu KH đắt quá, họ sẽ bỏ qua chọn nhà nghỉ hoặc khách sạn 2-3 sao trở lên. Nan giải là thế.
4. Yếu tố thành công là gì? Rất quan trọng
Ex: quay lại ví dụ homestay, chính là việc lấp phòng. Tức nếu bạn không khẳ năng lấp hết phòng tối thiểu 80% là bạn dễ chết vì chi phí vận hành.
Khổ nỗi, đặc thù homestay thì người ta đi theo mùa vụ, sẽ có lúc cả tòa nhà của bạn chỉ để không? Bạn xử lý sao??
Với hotel, họ có thể giải bằng cho thuê khách đoàn, hotel nhỏ thì cho các cặp đôi thuê tính giờ, nhưng homestay cho thuê giờ làm vậy liệu có kỳ không, vì đa phần Khách vô để mây mưa? Còn phòng ít thì sao đáp ứng khách đoàn được.
Chưa kể Du lịch thì có mùa. Vậy bạn biết mùa nào chưa?
5. Mô hình đó, ngành đó thường phục vụ ai?
Để xem liệu bạn đủ khẳ năng đáp ứng khách hàng hay không.
Ex: quay lại homestay, chủ yếu vẫn là giới trẻ, dân du lịch chuyên nghiệp. Và đối tượng khách hàng này thường thích sự đổi mới liên tục.
……
Sau khi phân tích sơ sơ qua 3,4 ngành bạn dự định làm theo lộ trình cơ bản trên, bạn sẽ tự biết bạn nên làm gì nhé.
Kinh doanh, đồng ý là mạo hiểm, nhưng có căn cứ. Vì tiền, dành dụm thì lâu lắm, nhưng làm sai vì ảo tưởng sức mạnh thì ra đi rất nhanh.
– Nguyễn Tuấn Hùng –
Ceo tại Nanado Group #nanado_group