#trainghiemsong
Những vết đạn không bao giờ nhìn thấy !
Một câu chuyện về khiếm khuyết trong nhận thức của con người.
—
Trong WWII, Không lực Mỹ cho rằng cần bọc thép máy bay để chúng không dễ dàng bị bắn hạ. Nhưng vấn đề của thép là trọng lượng, nặng quá thì không cơ động và tốn nhiên liệu. Nhẹ quá thì dễ bị thủng giáp. Như vậy, là bọc vừa phải. Nhưng vừa là bao nhiêu, thì Không lực Mỹ …chịu. Họ mời Wald- Một nhà toán học đương thời.
Không lực cung cấp cho Wald một số dữ liệu. Dữ liệu này thể hiện rằng khi máy bay quay về từ các chiến dịch ở châu Âu, thân của chúng dày đặc những lỗ đạn. Và các lỗ đạn không phân bố đều trên toàn máy bay: Thân máy bay dính nhiều đạn hơn động cơ.
Không lực nghĩ cần tập trung nhiều thép hơn vào những chỗ dễ bị dính đạn hơn …
Nhưng Wald nói, không nên bọc ở những chỗ bị dính đạn. Thép nên được bọc ở chỗ ta không nhìn thấy vết đạn.
Suy luận của Wald đơn giản: đây là những chiếc máy bay mà ta may mắn nhìn thấy…
Còn “Những vết đạn mà ta không nhìn thấy, chúng nằm ở đâu?” (where are the missing holes?).
Và câu trả lời, những vết đạn ta không nhìn thấy sẽ nằm ở các vị trí ngược lại – trên những chiếc máy bay KHÔNG THỂ bay về…
Và thực tế, những máy bay đó bị đạn bắn vào phần động cơ…
…
Giống như nếu ai đó đến thăm phòng phục hồi tại một bệnh viện quân y, họ sẽ dễ dàng gặp được những thương binh bị bắn vào chân hơn là bị bắn vào ngực.
Chẳng nhẽ, binh sĩ ít khi bị bắn vào ngực? Thực tế là người bị bắn vào ngực thì hay được đem đi chôn hơn là được đưa đến các phòng phục hồi.
Như vậy, thép phải được bọc ở những chỗ ta không nhìn thấy vết đạn.
Gợi ý của Wald nhanh chóng chứng minh được hiệu quả trong thực tiễn. Rất nhiều máy báy được cứu.
Các nhà Toán học xếp nhận định sai lầm của các nhà quân sự bên trên vào một dạng hiện tượng gọi là “survivorship bias” (Thiên vị những kẻ sống sót).
Hiện tượng này xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực. Chúng ta thường chỉ nhìn thấy những hiện tượng xuất hiện và bỏ qua những gì ẩn giấu. Những người chết thì không thể nói. Nên dữ liệu về họ thường bị lãng quên. Kết luận dựa trên thiên vị thường là sai lầm.
Giống như ta thường xem những hồi ký THÀNH CÔNG để làm theo và mong muốn Thành Công > nó sẽ chỉ là cách học theo kiểu nhìn những vết đạn của những máy bay CÒN SỐNG SÓT !
Wald đưa ra được câu trả lời mà những nhà quân sự lỗi lạc không thể, vì ông nhận ra được dữ liệu về những chiếc máy bay quay về không phản ánh hoàn toàn thực trạng của vấn đề. Nhưng trớ trêu là phần lớn mọi người, (vì đặc điểm di truyền và tiến hóa), không dễ dàng nhìn thấy những lỗ đạn mà ta không thấy > Họ luôn lao vào những dữ liệu mà họ nhìn thấy để phỏng đoán !
Muốn nhìn nhận 1 sự thành công – hãy học hỏi từ những thất bại
Những thứ bề nổi thường dùng để đánh lừa!
Sưu tầm