Giai đoạn cuối cùng của khởi nghĩa Lam Sơn, trận Xương Giang – Chi Lăng.
Để đối phó với 2 đạo viện binh quân Minh sắp sang, Lê Thái Tổ sau khi xem xét tình hình đã ra quân lệnh: Bằng mọi giá chiếm được Xương Giang.
Quân lệnh ban xuống, Xương Giang lập tức trở thành điểm nóng, phái đoàn dụ hàng tiếp tục đi qua du thuyết nhưng … công cốc, các tướng bắt buộc lại phải đánh, mở ra một trận huyết chiến hết sức khốc liệt, những người được phái đi đều là các danh tướng lão luyện của Lam Sơn: Lê Sát, Lê Thụ, Lê Lý, Lê Lãnh, Lê Triện, Nguyên Hãn, trận chiến kéo dài 9 tháng trời, sử dụng tất cả các biện pháp có thể sử dụng được, thương vong quân ta không được nhắc đến nhưng đánh công thành trong tình trạng này thì tổn thất nhiều là chuyện chắc chắn. Thành bị hạ khi chỉ còn 10 ngày nữa là cánh quân tiếp viện của Liễu Thăng kéo sang (2 ngày theo Minh sử).
Câu hỏi đặt ra ở đây: Tại sao lại là Xương Giang? Tại sao không phải là Đông Quan, Tây Đô, Chí Linh hay Cổ Lộng?
Để hiểu vị thế của Xương Giang, chúng ta cần hiểu được vai trò của thành trì. Một tòa thành không đơn giản nhiệm vụ của nó chỉ là để phòng thủ, mà nhiệm vụ quan trọng hơn của nó chính là nơi đóng và luân chuyển quân, chính nhờ ưu thế phòng ngự của thành trì mà các đội quân có thể yên tâm nghỉ ngơi, hoặc cố thủ khi bị địch tập kích để chờ viện binh, cũng như tiếp viện các cánh quân bị tấn công, phối hợp với viện binh chủ động xuất kích tấn công quân đich ở nơi trống trải.
Do đó, thành thường không phải một cái cô thành mà là một hệ thống thành trì ở những nơi trọng yếu trên các tuyến đường quân sự chiến lược, nơi quân có thể chủ động xuất binh tấn công hoặc rút lui khi gặp bất lợi, tiến lùi đều có sự yểm trợ.
Công thành có khó hay không? TL: Nếu không khó thì người ta khổ sở mất công xây thành làm cái gì.
Công thành, nhất là từ thời vũ khí lạnh luôn là một chuyện hết sức khó khăn, những tòa thành bị đánh chớp nhoáng thường là rơi vào vài trường hợp: Thấy khó tự hàng, nội gian mở thành cho địch (trường hợp nhiều nhất), trong tình trạng không kịp chuẩn bị, thành quá yếu, quân thủ thành quá mỏng so với lực lượng của địch .. Còn ngoài ra đều phải trải qua quá trình công thành hết sức gian khổ và mất thời gian. Lữ Văn Hoán giữ Tương Dương đến tận 6 năm trong tình trạng quân địch hoàn toàn áp đảo và không một ai cứu viện, Sơn Hải Quan không có Ngô Tam Quế mở thì còn khuya quân Thanh mới vào nổi Trung Nguyên, những trận chiến công thành kéo dài tới vài năm trời là chuyện không hề hiếm lạ gì trong lịch sử, thậm chí có trường hợp một tòa cô thành, quân đông gấp chục lần nhưng không đủ khí cụ công thành cuối cùng cũng chịu chết, chẳng hạn như thành Ansi. Chính vì đánh thành khó khăn như vậy nên người ta mới có câu: “Công tâm vi thượng công thành vi hạ”.
Cho nên, mặc dù đúng là xét về mặt công thủ thành trì, Đại Việt so ra kém hơn về cả công nghệ lẫn kinh nghiệm so với Trung Hoa, nhưng điều đó không có nghĩa công thành là dễ.
Xét về vị trí, Thành Xương Giang nằm ngay trên tuyến đường từ biên giới nhà Minh đến thành Đông Đô, nếu không công hạ được thành này, hai cánh viện quân của nhà Minh tiến sang sẽ có một cứ điểm an toàn để hội quân nẹp Lam Sơn vào giữa Đông Quan – Xương Giang đẩy nghĩa quân vào thế 2 mặt thọ địch, và như vậy thì sự chủ động trên chiến trường hoàn toàn rơi vào tay địch, nghĩa quân phải tản ra trên một khu vực không có cứ điểm phòng thủ, đánh địch thì không được mà khi địch hội quân đánh sang thì hết đường đỡ.
Còn tại sao không lấy Đông Quan? Đông Quan lấy được đương nhiên đã tốt, nhưng điều đáng nói là Đông Quan kiên cố hơn thành Xương Giang rất nhiều. Thời Nhà Hồ, Đông Đô bị đập phá một số đoạn để lấy vật liệu về xây thành Tây Đô, nhưng đến thời Minh thuộc thành này đã được tu sửa lại, đổi tên thành Đông Quan (với hàm ý là xóa bỏ thủ đô của một nước độc lập, chính thức trở thành quận huyện của nhà Minh) tòa thành được coi là một cứ điểm trọng yếu cả về quân sự lẫn mang tính biểu tượng, ở đây trú đóng không chỉ là quân Vương Thông mang sang mà còn có cả quân đội nhà Minh đóng ở đây từ trước, và còn cả quân từ các thành trì khác kéo về (như thành Nghệ An). Từ đó đủ hiểu, Xương Giang đã xương như vậy thì Đông Đô càng khỏi phải bàn.
Thực tế chứng minh, lấy được thành Xương Giang và một chiến thuật dụ địch, phục kích, bao vây tấn công hợp lý nhằm vào 2 đạo viện binh (cộng thêm một chút may mắn), Lam Sơn đã thành công chia cắt quân tiếp viện của nhà Minh và những cánh quân Minh đang ở trong nội địa, dùng quân lực tập trung đánh với quân lực phân tán, bẻ gãy từng cánh quân của địch và giành được thắng lợi sau cùng.
Link phần 01: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=605590596854867&id=100022117962487
(Còn tiếp …)