Tư Mã Ý có thật sự ngu ngốc? Bảo vệ Gia Cát Lượng cũng không xong?

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ở trận chiến của trí tuệ và lòng can đảm trong kế hoạch “Vườn Không Nhà Trống” Tư Mã Ý đã rút lui với sự hèn nhát, và được người đời sau miêu tả với một hình ảnh hoảng loạn và nhục nhã, nhưng đây có thực là sự thật trong lịch sử hay không?

Tam Quốc Diễn Nghĩa viết rằng, nước Nguỵ bấy giờ đã điều Tư Mã Ý đến chỉ huy đánh hạ nước Thục, Gia Cát Lượng phái Mã Tốc đánh chặn quân địch nhưng thất bại. Tư Mã Ý dẫn lính của mình thừa thắng đuổi theo về Tây Thành. Gia Cát Lượng bấy giờ trong thành không có lính, nhưng ông đã bình tĩnh, mở cổng thành, ngồi ung dung chơi đàn và hát lớn trên đỉnh thành. Đây chính là kế hoạch “Vườn không nhà trống” trong 36 kế nổi tiếng lịch sử. Tư Mã Ý nghi rằng có phục kích bên trong liền dẫn quân rút lui.

Nhiều người đặt câu hỏi: Nếu thời điểm đó Tư Mã Ý thực sự có cơ hội tốt như vậy, ông ta sao không đánh thành ngay bằng hơn một trăm ngàn quân và vây chặt Khổng Minh có phải là xong rồi không? Dùng thần pháo tấn công hoặc dùng đội quân hoả lực đi trinh sát là lập tức có thể triệt hạ mánh khoé của Gia Cát Lượng. Đường đường là một chiến lược gia như Tư Mã Ý, không đến mức ngu ngốc và rụt rè đến mức “quay đầu chạy biến” đó chứ!

Nhưng, trong lịch sử quả thật là có chuyện này. Tư Mã Ý đã chọn thất bại không phải vì ông ta sợ âm mưu của Gia Cát Lượng. Ông nắm rõ quân đội nhà Thục lúc bấy giờ mạnh yếu thế nào. Trên thực tế, kẻ thù lớn nhất mà ông phải đối mặt không phải là Gia Cát Lượng mà chính là Nhà Ngụy đứng sau ông. nếu ông quét sạch Quân Thục trong một trận này, những lợi ích mà bên Ngụy chiếm được sẽ không chỉ là một hai điều. Khi đất nước thái bình thì ông cũng chẳng còn chỗ đứng nữa! Tư Mã Ý biết triều đình đang rất coi trọng mình, và thật ngu nếu như không tận dụng nó.

Tư Mã Ý đã khống chế bố cục trận chiến với lối đi đó, nhưng thật không may, sau khi mất Gia Cát Lượng, Nhà nước Thục thực sự dễ bị đánh bại. Họ có người tài như Khương Duy mà không biết đường trọng dụng, khiến cho Nhà Thục sụp đổ trong chốc lát. Cuối cùng, Tư Mã Ý thẳng tay chấm dứt sự tồn tại của nước Thục, đồng thời cũng nhận ra sự nguy hiểm mà chính ông sắp phải đối mặt. Sau đó, thực tế đúng như ông tiên liệu, Tào Phi dần tước đoạt hết quyền điều binh của ông, và khi hoàng đế tiếp theo lên ngôi, hắn ta thậm chí còn phế truất và không còn dùng đến ông nữa.

Nhưng Tư Mã Ý đã có thể sống sót, ông đã từng chinh chiến trải qua ba thế hệ con cháu của Tào Tháo. Sau thành công, Tư Mã Ý có thể sống mà không cần cảnh giác nữa. Ông kể cho con trai nghe thực hư câu chuyện về trận chiến với Gia Cát Lượng, rằng chính ông đã lên kế hoạch cho sự thành công ngày hôm nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *