1. Thiên cầu chạy bằng sức nước – Chiếc “đồng hồ báo thức” siêu đẳng cấp.
Trước tiên chúng ta phải kể đến cái Thiên cầu to bự này được phát minh vào thời nhà Đường năm Công nguyên 725 bởi hai nhà khoa học Trương Toại và Lương Lệnh Toán.
Chiếc Thiên cầu này chuyển động nhờ vào lực nước, thiết kế có hai người gỗ được điều khiển bằng bánh răng. Cứ mỗi một khắc đi qua thì một người sẽ đánh trống (thời cổ đại, một ngày được chia thành 100 khắc), và mỗi một giờ đi tới thì người còn lại sẽ đánh chuông (một giờ ngày xưa tương đương với hai giờ ngày nay).
Nhưng mà bánh răng này lại cần một lực nước rất mạnh để có thể truyền động, vì thế mà dân chúng nào muốn sở hữu chiếc “đồng hồ báo thức” này thì điều kiện cần phải là đang sống trong một căn dinh thự cao cấp.
2. Canh phu – người đi tuần buổi đêm và báo canh (thời xưa chia đêm ra thành 5 canh, mỗi canh khoảng 2 giờ) nên cứ mỗi 2 giờ là họ “rung chuông” một lần.
Vào thời Trung Quốc cổ đại có một nghề tương đối đặc biệt – Canh phu. Gõ mõ điểm canh là phương thức mà người xưa dùng để báo đúng thời gian vào ban đêm. Nghề canh phu thời đó tương tự như nghề gác đêm ở thời của chúng ta ngày nay vậy.
Thông thường họ sẽ được phân thành hai người một đội, một người cầm chiêng và một người cầm mõ, lúc đi canh sẽ thay phiên nhau khua khua gõ gõ “Cong cong——cộc cộc”
Một đêm canh phu phải gõ năm lần, cứ cách hai giờ là gõ một lần cho đến khi đếm đến canh thứ năm thì gà cũng cất tiếng gáy và mặt trời bắt đầu ló dạng. Công việc canh phu gian nan trăm bề, thức đêm thức hôm canh đồng hồ nước hoặc nén nhang để có thể báo giờ chính xác cho quần chúng nhân dân.
3. Nhịn t.è – Kiểm soát đúng đắn lượng nước uống vào trước khi đi ngủ
Không có sự hỗ trợ của máy móc buộc con người ta phải bất chấp khó khăn, ví như người Mỹ thuở xưa, họ chủ trương “cấp nước” nhưng không “xả lũ”. Để đảm bảo việc thức dậy đúng giờ, họ nghiêm khắc thực hiện việc kiểm soát lượng nước uống vào, không để tình trạng ngủ quên ngủ nướng đáng tiếc xảy ra.
4. “Đồng hồ báo thức chạy bằng cơm”, những người này sẽ dùng gậy tre gõ vào cửa sổ nhà khách hàng theo như thỏa thuận giờ giấc đã đặt ra.
Từ Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất đến những năm 30 thế kỷ XX, Vương quốc Anh và Ireland vẫn luôn tồn tại dạng “đồng hồ báo thức chạy bằng cơm” này, họ cũng thường được gọi là người gõ cửa sổ và chi phí để trả cho họ rất cao.
Mỗi buổi sớm mai, họ sẽ đi lang thang trên phố cùng với cây gậy tre, gõ gõ vào những ô cửa sổ. Đối với những khách hàng sống trên tầng cao, họ còn phát minh ra “súng bắn đậu”, bỏ đậu vào ống tre hay vào ống dẫn rồi thổi lên cửa sổ khách hàng.



