Trọng Văn Khinh Võ nguồn cội sụp đổ của Triều Bắc Tống – Trung Hoa

Tĩnh Khang Chi Biến (靖康之難) là một sự kiện mang tính đánh dấu sự sụp đổ cũng triều đại Bắc Tống khi Khai Phong bị công phá, vua Huy Tông và Khâm Tông của Bắc Tống bị người Kim bắt được. Một số cựu thần Bắc Tống chạy xuống phía nam, lập Triệu Cấu lên ngôi, hiệu là Cao Tông, sử gọi đó là nhà Nam Tống. Tuy nhiên, nguồn cội của tai họa lại bắt nguồn từ khi Tống Thái Tổ – Triệu Khuôn Dẫn lập ra Tống Triều.
———————
Triệu Khuông Dận xuất thân từ một gia đình dòng dõi quan lại. Cha con Triệu Khuông Dẫn đều là quan Cấm binh đời Hậu Chu, vinh quang một thời.

Sau khi Trần Kiều binh biến, ông được binh sĩ khoác hoàng bào suy tôn làm hoàng đế mà lập ra Tống triều. Sau 13 năm Nam chinh Bắc chiến, cuối cùng ông cũng đã thu phục thồng nhất trung nguyên. Sau khi thống nhất toàn quốc, một vấn đề khác vẫn canh cánh trong lòng của Triệu Khuông Dận là làm sao chấm dứt được những rối loạn phân chia từ thời Ngũ đại, thực hiện sự thống trị yên ổn lâu dài. Tháng 7 năm Kiến Long thứ 2 (961), Triệu Khuông Dận và Triệu Phổ có một cuộc bàn luận rất quan trọng, biểu thị một cách rõ ràng luồng tư tưởng tăng cường tập quyền trung ương. Triệu Khuông Dận hỏi Phổ: “Từ cuối Đường cho đến nay, thay đổi tám họ vua, chiến tranh triền miên, dân sinh khổ cực, nguyên nhân la ở đâu? Nay ta muốn yên thiên hạ, nước nhà trường tồn, thì phải làm thế nào? “. Triệu Phổ trả lời: “Bệ hạ nói đến điều này, là phúc cho thiên hạ lắm, và cũng không khó khăn gì, chỉ tại vua thì yếu mà bề tôi thì mạnh mà sinh ra. Nay muốn trị yên, thì phải đoạt lại quyền của họ, khống chế tiền bạc lương thảo của họ, thu hồi tinh binh của họ, thì thiên hạ sẽ yên.” Triệu Phổ đã chỉ ra hai điều cốt yếu: một là quyền lực của quân nhân lớn quá mà thao túng vận mệnh đất nước. Cương lĩnh chấp chính của Triệu Khuông Dận đã lấy tư tưởng này làm cơ sở.

Trong một bữa tiệc, Tống Thái Tổ khuyên các tướng lĩnh hãy giữ mãi sự giàu sang, mượn thú vui thanh sắc, thú chơi ngựa hay chó quý để hưởng thụ cuộc đời. Các tướng thống lĩnh Cấm quân là Thạch Thủ Tín, Vương Thẩm Kỳ và một số người sợ uy lực, đã giao quyền một cách hòa bình, sử sách đã gọi đó là ly rượu giải binh quyền. Tiếp đó, Mộ Dung Diên Chiêu, Hàn Lệnh Khôn bị đoạt chức Cấm quân, một người được điều đi làm Tiết độ sứ Sơn Nam, một người tới Thành Đức. Để tập trung binh quyền, Triệu Khuông Dận còn quy định chính Hoàng đế trao quyền quân quản Cấm quân, và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Như vậy, “tướng không được chuyên quyền nắm binh của mình”, “lính không có vị tướng lâu dài, tướng không có đạo quân lâu dài”, đã loại trừ được khả năng phát động chính biến. Điện tiền Đô Chỉ huy, Bộ quân Đô Chỉ huy, Mã quân Đô Chỉ huy là ba chỉ huy Cấm quân, kìm giữ lẫn nhau, chỉ có quyền giữ quân mà không được quyền phát binh. Ngược lại, Khu Mật Viện trên danh nghĩa là có quyền điều động quân đội, nhưng lại không có thực binh nắm quyền. Chia quyền nắm quân và phát binh, thực chất là tập trung toàn bộ quyền lực vào tay Hoàng đế. Ngoài Cấm quân còn có ba loại quân là Sương binh, Hương binh và Phiên binh, đều là quân địa phương, chỉ được huấn luyện cơ bản và không có sự đãi ngộ như Cấm Binh nên sức chiến đấu không cao. Các tướng trấn giữ biên cương dẫu có muốn làm phản cũng không được. Triệu Khuông Dận từ việc nắm binh quyền, khống chế Cấm quân để bài trừ tận gốc sự cát cứ, phân chia, là điều mấu chốt cho việc củng cố nền thống nhất, ổn định tình hình chính trị.
Cơ quan trung ương vẫn có Tể tướng, sử dụng danh hiệu Đổng bình chương sự, nhưng bổ sung thêm Tham tri chính sự làm Phó tể tướng, mục đích là để phân chia quyền lực của Tể tướng. Đồng thời quy định mọi việc quân sự, hành chính, điều động Cấm binh do Khu mật sứ nắm giữ, nhằm đối lập với Tể tướng. Chính quyền và quân quyền trực tiếp theo lệnh Hoàng đế. Quyền tài chính do Tam ti sứ điều hành, phụ trách chi tài chính toàn quốc, gọi là “Kế tướng”, quyền lực không thua gì Tể tướng và Khu mật sứ, phòng ngừa một mình Tể tướng nắm giữ quyền lực quá lớn. Còn lập ra các chức vụ Khu mật Phó sứ, Tam ti Phó sứ, càng thuận lợi cho việc chỉ huy của Hoàng đế.
Ở các châu ngoài chức danh Tri Châu ngoài quản lý Châu chính còn kiêm giữ chứ chỉ huy Sương Quân. Hoàng đế triều Tống còn lập thêm chức Thông Phán do chính hoàng đế chỉ định, tham gia Quân, Dân, Hình ở một Châu. Thông Phán chịu trách nhiệm trước triều dình, giám sát và đôn đốn hành động của Tri Châu, đồng thời có thể trực tiếp báo cáo lên hoàng đế. Tất cả các chính lệnh trong Châu đều phải có chỉ kí của Thông Phán mới có hiệu lực thi hành. Xét về việc binh, tuy Tri Châu nắm quân nhưng quyền phát quân ở trong tay Thông Phán,
Việc Thái Tổ trọng dụng văn quan làm cho tầng lớp võ nhân rơi xuống vị trí thấp kém trong xã hội, đãi ngộ thấp kém làm cho quân tướng không hết sức chống giặc và việc để quan văn cầm quân đã gây nhiều thảm họa vào đời sau. Rất nhiều chế độ của triều Tống đều để phòng ngừa sự chuyên quyền của võ tướng, trọng văn khinh võ cũng từ đó mà ra. Quân đội do văn quan khống chế, điều động quân đội và quyền chỉ huy phân li, về cách làm ở một mức độ nhất định, tuy đạt được mục đích phòng ngừa võ tướng chuyên quyền, nhưng lại làm yếu đi sức chiến đấu của quân đội. Đó cũng là nguyên nhân trọng yếu khiến Bắc Tống và Nam Tống nhiều lần thất bại trong quá trình giao tranh với dân tộc du mục phương bắc.
—————————-
Mặc dù nhà Tống đã đưa Trung Hoa đến con đường hùng cường về kinh tế, nhưng việc không coi trọng binh bị khiến cuối cùng vong quốc dước tay ngoại xâm
Nguồn tham khảo:
Lịch sử quân sự Trung Hoa – NXB CAND
Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Hoa – Cát Kiếm Hùng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *