Nghe thật lạ, đúng không nhỉ? Trước giờ, khi nghĩ đến thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, chúng ta thường nghĩ đến sự bất công, rồi thì bị hạn chế đủ thứ quyền sống tưởng chừng như rất căn bản bla bla…
Nhưng nhà Lê sơ và bộ “Quốc triều hình luật” không có chỗ chứa cho tất cả những điều đó !
Được khởi thảo dưới triều vua Lê Thái Tổ, trải qua các triều Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông bổ sung sửa chữa, đến thời Lê Thánh Tông thì hoàn thành và được chính thức áp dụng rộng rãi. Dù được biên soạn bởi các vị vua, vị quan mang tư duy phong kiến, song bộ luật có rất nhiều điều khoản nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ.
Hình phạt thì nhẹ nhàng cả về thể xác lẫn tinh thần:
+ “Con gái thấy chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ”, nếu “con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị”.
+ Phụ nữ không phải chịu đánh roi, không bị đem ra hành hình khi còn mang thai.
+ Chồng mà “bố láo” bỏ vợ, vợ báo lên quan là được “ưng thuận” cho ly hôn nay, miễn giấy tờ nhiêu khê.
+ Chồng “cưới” vợ bé, vợ mà tố cáo, chồng lẫn vợ bé ăn đòn của quan phủ ngay…
+ Còn nữa, đọc tiếp tại Quốc Triều Hình Luật =)))
Nguồn: Sử học già