Trong thời gian tồn tại của mình, Nhà nước Tự do Congo (État indépendant du Congo) (1885 – 1908) được coi là một trong những chương ghê tởm nhất của chủ nghĩa thực dân châu Âu cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Tồn tại như một tài sản cá nhân của vua Bỉ Léopold II, trong hơn 20 năm Nhà nước Tự do Congo (EIC) chìm trong cảnh khủng bố, giết chóc hàng loạt, săn người làm nô lệ… những tội ác được ghi nhận lại là phi nhân tính ngay cả với tiêu chuẩn thực dân. Trong những thứ khủng khiếp nhất được ghi nhận lại ở Congo gồm có “cao su đỏ” và nạn chặt tay người.

Vào đầu thế kỷ 20, một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất mà người châu Âu biết được về sự tàn bạo của thực dân châu Âu tại thuộc địa châu Phi, là hình ảnh một nhà truyền giáo da trắng đứng cạnh một người bản xứ da đen với cánh tay phải bị cắt cụt, và bức ảnh đó được chụp tại chính Congo. Nạn chặt tay người cực kỳ phổ biến tại EIC đến mức tay người gần như được dùng như 1 loại tiền tệ. Việc này liên quan đến việc thu thuế cao su ở Congo: hạn ngạch thuê cao su đánh lên dân bản địa cao một cách điên rồ, không hoàn thành nghĩa vụ thuế được coi là biểu hiện chống đối và hình phạt là cái chết. Quân đội thuộc địa Force Publique có quân số khoảng 19.000 người được sử dụng để thu thuế và trừng phạt những kẻ không nộp đủ thuế cao su. Không nộp đủ thuế là tội chết, tuy nhiên mặc dù được trang bị súng đạn nhưng đạn dược khá đắt đỏ (do nhập từ châu Âu) nên binh sĩ Force Publique được khuyến khích hành quyết bằng các phương pháp thô sơ. Quân lính của nhà vua khi thu thuế cao su mà người ta không nộp đủ thường sẽ chặt tay của những người phạm tội, với mỗi cánh tay tức là 1 người bị giết, để nộp chỉ tiêu bù cho số cao su bị thiếu.

Chứng kiến cảnh binh lính nhà vua chặt tay nô lệ, một nhà truyền giáo người Đan Mạch đã kể lại như sau: “Đừng để cảm xúc chi phối, nếu chúng ta không hoàn thành kế hoạch cũng bị khiển trách. Ngài ủy viên đã hứa nếu đem về càng nhiều tay thì thời gian quân ngũ của chúng ta càng được rút lại- quân lính nhà vua kháo nhau”. Một người đàn ông tên Tswambe đã thuật lại chuyện giết người của lính thuộc địa như sau: “Số tay bọn lính chặt được gom lại trong một cái sọt, trưởng làng nào từ chối nộp cao su sẽ bị xử lý tức thì, thậm chí cả làng còn bị đốt, đàn ông thì bị giết. Tôi đã thấy 10 người thanh niên bị trói nhét vào bao tải, cột đá quẳng xuống sông chỉ vì họ không hoàn thành chỉ tiêu. Cao su chính là nguyên nhân của những trò tra tấn dã man này, thậm chí lính nhà vua còn hãm hiếp, giết cả phụ nữ… “. Khi quân lính đi thu thuế, mỗi người lính sẽ đem sẽ theo 1 cái giỏ để đựng tay người, kẻ nào không nộp đủ thuế thì tự chặt tay mà bù vào, có những đơn vị quân lính chuyên đi săn người để chặt tay thay vì cố thu thuế cao su, bởi thực sự có những người được xuất ngũ sớm vì mang về nhiều tay. Dù mỗi cánh tay biểu thị cho 1 người chết, nhưng nhiều khi quân lính cũng lười hành quyết nên chỉ chặt tay nạn nhân rồi để cho họ sống chết mặc bay, nhiều người sống sót kể lại cách họ sống sau khi bị chặt tay, đó là giả chết, nằm im mặc dù máu ra và đau đớn tột cùng, cố chờ đến khi bọn lính rời đi mới dám mở mắt kêu cứu. Tay người gần như trở thành một loại tiền tệ ở Congo, đến mức cứ mỗi vụ thuế là người bản địa chém giết lẫn nhau, làng này đánh nhau với làng kia để kiếm đủ số tay người nộp thuế.

Trong hơn 20 năm tồn tại như tài sản cá nhân của vua Bỉ, ước tính 5 – 20 triệu người bản địa ở Congo đã chết theo cách phi tự nhiên, con số được thừa nhận rộng rãi là 12 triệu người, so với dân số Congo là 20 triệu người vào năm 1908. Nhà nước Tự do Congo chỉ chấp dứt tồn tại vào ngày 15 tháng 11 năm 1908 khi vua Léopold II tuyên bố từ bỏ Congo như 1 tài sản cá nhân và được nước Bỉ tiếp quản thành thuộc địa Congo thuộc Bỉ (Congo Belge 1908 – 1960).

Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản cho biết 'Khi có người nhờ mình "giúp một tay" Ở bất kỳ đâu trên thế giới Tại Nhà nước Tự do Congo'

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *