Có vẻ như loài người thống trị trái đất luôn mang tâm thế của kẻ chinh phục để đối mặt với thế giới, trong khi một số vi sinh vật bé nhỏ và trông có vẻ tầm thường lại luôn luôn nhắc nhở thân thiện loài người ngang tàn rằng: “Chúng tôi muốn thống trị thế giới này!” Thành thật mà nói, đó thực sự là mơ tưởng hão huyền.
Vi sinh vật bé nhỏ đó là: VIRUS
Nhiều loại virus đã từng tàn s.át loài người vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử và mỗi lần đều đủ sức để khiến loài người khắc cốt ghi tâm, ví dụ : Virus SARS trong quá khứ và cơn bão virus Ebola vừa mới kết thúc không lâu. Albert Camus – một nhà văn, nhà triết học người Pháp, người đại diện cho văn học hiện sinh và ‘’Triết học phi lý’’ có một cuốn sách kinh điển mang tên ‘’Dịch bệnh’’. Mỗi khi con người gặp phải một bệnh dịch khó kiểm soát thì xung quanh tôi kiểu gì cũng có người mang cuốn sách này ra đọc.
Thỉnh thoảng mọi người cũng hay nói đùa với nhau rằng : ‘’Đây cũng có thể là một cách mới trong nhiều cách để theo đuổi xu hướng.’’ Tuy nhiên, tôi lại có một số sở thích khác người, ví dụ là rất thích đọc đi đọc lại một số cuốn sách nói về ‘’lịch sử bệnh tật’’. Từ góc độ này, mỗi lần xem lại những lịch sử đã qua cũng sẽ chiêm nghiệm được những điều khác nhau. Thực tế, ‘’lịch sử bệnh tật’’ chẳng phải cũng là một góc nhìn đặc sắc khác của lịch sử loại người hay sao ?
Thật trùng hợp, tôi đã từng đọc được những ghi chép có liên quan về bệnh của Napoleon, cũng từ tư liệu lịch sử, tôi đã thấy được một Napoleon khác.
Năm 1812, Napoleon đã lãnh đạo một đội quân 600.000 lính đánh Nga và thất bại thảm hại, nhưng nguyên nhân của sự thất bại không phải nằm ở chỗ quân Nga lớn mạnh hơn mà là trong quân đội Pháp đã lây lan những dịch bệnh quái ác như phát ban, thương hàn.
Lý do mà Napoleon thua dễ dàng như vậy là do mỗi ngày căn bệnh quái ác này đã cướp đi sinh mạng của hơn 6000 binh sĩ Pháp. Điều này từng bước gây áp lực lên nhưng binh sĩ tinh nhuệ của Napoleon, cuối cùng dẫn đến thất bại liên tục trong những cuộc chiến của ông ta, mà sự bại trận này đã được ghi chép trong cuốn ‘’Lịch sử Châu Âu cận đại’’. Cho đến nay, nhiều người khi nhắc về nó vẫn thở dài cảm thán.
Cuốn ‘’Lịch sử đặc thù của văn minh phương Tây’’ cũng ghi chép lại sự thật lịch sử về thất bại thảm hại của quân đội Napoleon trong trận Waterloo đầu tiên. Mặc dù các nhà sử học có thể đưa ra cả trăm lý do khác nhau để giải thích cho thất bại của Napoleon trong trận chiến này, nhưng Napoleon mắc bệnh trĩ – nguyên nhân này lại ít khi được họ liệt vào.
Ít ai biết rằng, một nhà chiếc lược gia vĩ đại đến vậy, chỉ vì phát bệnh trĩ mà không thể giám sát quân đội, không thể kịp thời theo dõi tình hình trận chiến. Tuy rằng nhìn bề ngoài có vẻ như thứ khiến quân Pháp thua trận là sự lây lan của bệnh dịch, nhưng có lẽ không ai nghĩ rằng nguyên nhân thực sự bao gồm cả bệnh trĩ của Napoleon.
Có lẽ đọc đến đây, bạn cũng không thể tin rằng một bệnh trĩ nhỏ lại có thể trở thành thủ phạm cuối cùng khiến Napoleon không thể thống trị Châu Âu ? Đọc đến đây tôi cũng thở dài vô số lần, chỉ một thay đổi nhỏ bé trong lịch sử có khi cũng có thể thay đổi vận mệnh của rất nhiều người, dẫn đến một kết cục mà không ai ngờ tới !
Ở đây, chúng ta lại tiếp tục nhìn vào sự thay đổi trong lịch sử do một căn bệnh khác gây ra – bệnh dịch hạch. Toàn bộ Châu Âu trong từng bị bóng đen của bệnh dịch bao phủ trong hơn 200 năm. Điều đáng kinh ngạc nhất là gần một nửa dân số châu Âu thời Trung cổ đã ch.ết vì bệnh dịch này.
Ví dụ đẫm máu nhất là thành phố Vienna vào những năm 1386, người ta kể rằng trong một thành phố sầm uất và tráng lệ như vậy mà cuối cùng, chỉ có 5 người thoát khỏi bệnh dịch hạch. Về sau, một cuốn sách của học giả về bệnh tật người Nhật Atsuro Hamada – ‘’Bản đồ bệnh tật thế giới’’ cũng có ghi chép liên quan về sự kiện này. Đến tận năm 1894 người ta mới phát hiện ra trực khuẩn của bệnh dịch hạch và loài gặm nhấm gây lây nhiễm bệnh dịch hạnh (giống loài chuột). Virus được lây sang người khi bọ chét của loài gặm nhấm đó đốt con người. Và con đường lây lan này phải đến tận năm 1898 mới được công bố cho cả thế giới.
Vì vậy ở thế kỷ 14, người Châu Âu xem như là hoàn toàn bất lực trước căn bệnh truyền nhiễm quái ác này. Dân Venice là những người đầu tiên nghĩ ra một trong những biện pháp cách ly thông minh nhất vào thời điểm đó. Việc này cũng giúp nước Ý tạo ra một hệ thống phòng chống bệnh dịch hạch ở Venice. Cụ thể như sau :
Tất cả các thuyền bè và nhân viên trên thuyền trở về Ý từ phương Đông đều bị giữ lại ở trên biển 40 ngày. Sau 40 ngày, nếu như xác định không ai mắc bệnh dịch hạch thì con tàu đó mới được phép cập cảng. Dần dần, nhiều cảng ở Địa Trung Hải bắt đầu học theo phương pháp này, và do đó số 40 trong tiếng Ý cuối cùng trở thành thuật ngữ ‘’kiểm dịch/cách ly’’ (quarantine) trong tiếng Anh.
Lịch sử bệnh tật thế giới cho thấy một thế giới hoàn toàn khác, tuy rằng góc nhìn khác nhau nhưng thực tế sự suy bại của rất nhiều đế quốc đều có liên quan chặt chẽ đến bệnh tật. Ví dụ như đế chế La Mã – một quốc gia lớn mạnh như vậy mà sự hưng thịnh cũng như suy bại và bệnh tật lại có mối liên hệ rất lớn.
Trong cuốn sách “Lịch sử thay đổi của bệnh tật” của nhà sử học người Anh Cartwright, những sự thật lịch sử như vậy cũng được ghi lại: vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, tại khu vực ẩm thấp gần thành phố cổ Rome, một bệnh sốt rét rất nguy hiểm đã lan rộng. Cho đến năm 79 sau Công nguyên, sau khi núi lửa Vesuvius phun trào thì bệnh sốt rét này đã bắt đầu lây lan trên diện rộng.
Trong quá trình lây nhiễm, phạm vi lây nhiễm đầu tiên chỉ giới hạn ở các thành phố trung lưu của Ý. Điều này cũng khiến rất nhiều người ở Capania – vùng cung cấp rau Rome Rome, ch.ết vì bị lây bệnh. Cuối cùng, toàn bộ khu vực đó đã bị bỏ hoang, nơi này cũng được nhắc đến với cái tên “khu vực sốt rét nổi tiếng”, trong khi đó bệnh sốt rét tiếp tục gây hại cho con người, nó cũng dẫn đến sự sụt giảm mạnh về tỷ lệ sống sót của thai nhi của người La Mã ở Ý.
Cũng chính vì sự tồn tại của một loại virus đặc thù như vậy mà nhiều người đã phát bệnh trong một thời gian dài, rất nhiều trong số đó nằm trong nhóm những ca bệnh cực kỳ nặng. Điều này cuối cùng dẫn đến tuổi thọ của cả nước đã giảm mạnh, và sức mạnh quốc gia cũng ngày càng suy yếu. Những thảm họa tự nhiên không thể đối phó được như vậy liên tục làm suy giảm ý chí của người La Mã. Do đó, đó cũng coi như một lời giải thích hợp lý cho sự suy giảm sức mạnh và tinh thần của quốc gia được thông cáo cho thế giới vào cuối thời La Mã.
Nói đến đây, chắc rằng bạn sẽ không dám đánh giá thấp vai trò của bệnh tật trong lịch sử phát triển của loài người. Thật vậy, sắc thái mạnh mẽ mà bệnh tật luôn gắn liền với lịch sử loài người cũng giống như điều mà nhà sử học người Mỹ Henry Ernest Siegrist, trong cuốn sách “Lịch sử văn hóa về bệnh” đã ghi lại: ‘’Bệnh tật đang phát triển cùng với quá trình lịch sử của loài người, bệnh tật ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống mà con người thiết lập và con người cũng không còn cách nào khác ngoài dùng cách này để đối phó lâu dài với dịch bệnh.’’
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của bệnh tật đối với lịch sử loài người, thì bạn nên đọc các tác phẩm của nhà sinh vật học tiến hóa nổi tiếng người Mỹ Jared Diamond. Trong số đó, “Súng, Vi trùng và Thép” là một trong những kiệt tác hiếm có. Điểm có giá trị nhất của cuốn sách này là tác giả đã tiết lộ cho thế giới lịch sử hình thành của yếu tố môi trường lớn nhất, đồng thời, đập tan cơ sở lý luận về lịch sử loài người chỉ dựa trên phân biệt chủng tộc.
Có thể nói rằng luận điệu này đã gần như thay đổi nhận thức của chúng ta ngày nay về lịch sử loài người. Do đó, tác phẩm này có thể được coi là “một kiệt tác tuyệt đối kinh điển chưa từng có trong lĩnh vực lịch sử văn hóa xã hội” cho đến nay.
Ngày nay, nhiều người biết đến tên của một số đại dịch, như: đậu mùa, cúm, sốt rét, sởi, v.v., Chúng là thủ phạm chính gây ra cái ch.ết của con người trên diện rộng và là hung khí đến từ bàn tay xấu xa của tự nhiên. Tuy nhiên, Diamond đã từng đưa ra một câu hỏi như thế này :
Trước kia Comlombus mang mầm bệnh từ Tây Ban Nha hại ch.ết người Mỹ. Con số người ch.ết thậm chí còn cao hơn nhiều so với số người bị quân đội gi.ết. Tuy nhiên, tại sao mà việc truyền nhiễm bệnh này lại là một chiều, nói cách khác, vì sao không có trường hợp người Mỹ bị nhiễm bệnh sau đó lây ngược lại khiến người Tây Ban Nha ch.ết do bệnh dịch ? Hay chính do dịch bệnh này thâm nhập vào châu Âu mà đã gi.ết ch.ết rất nhiều dân châu Âu ?
Tất cả những điều này đã được giải thích một cách khoa học trong cuốn sách của Diamond. Diamond tin rằng hầu hết các vi trùng do những kẻ xâm lược đến từ lục địa cũ đem đến là “truyền bệnh một chiều” mà nguyên nhân cơ bản nhất nằm ở ba khía cạnh sau :
Đầu tiên, sự hình thành của các lục địa mới và sự xuất hiện của dân số dày đặc muộn hơn so với lục địa cũ nên không có đủ thời gian cho sự biến đổi của bệnh tật.
Thứ hai, riêng châu Mỹ, những nơi đông dân cư chỉ phân bố giữa lưu vực sông Mississippi, lưu vực Trung Mỹ và dãy núi Andes. Giữa ba khu vực này, dân số tiếp xúc lẫn nhau không thường xuyên, vì vậy khả năng lây lan vi khuẩn lây bệnh từ những người nhiễm bệnh trở nên rất nhỏ.
Cuối cùng, đây cũng là lý do quan trọng nhất. Lục địa mới không có động vật quần cư thuần hóa của lục địa cũ. Nghĩa là, nguồn lây nhiễm bệnh sẽ trở nên ít hơn nhiều và nguồn bệnh bị hạn chế, do đó, tự nhiên sẽ có ít bệnh truyền nhiễm hơn.
Chúng ta luôn nghĩ rằng cuộc sống hiện đại rất tốt đẹp, đặc biệt là trong thời đại mà nông nghiệp và chăn nuôi bắt đầu phát triển nhanh chóng. Trên thực tế, điều này cũng dẫn đến sự tiếp xúc nhiều hơn giữa con người và vật nuôi, do đó, một loạt các mầm bệnh gây t.ử v.ong cao đã liên tục xuất hiện. Trong khi đó, trong tất cả các cuộc đối đầu giữa con người và virus, trải qua từng thảm dịch một, khả năng miễn dịch của người dân ở lục địa cũ liên tục bị buộc phải tăng lên, do đó, lực sát thương của các vi khuẩn gây bệnh cũng buộc phải tiếp tục gia tăng. Trong khi sự phát triển tương đối chậm của lục địa mới, do các thuộc tính phát triển khác nhau, đã dẫn đến một số nguồn vi trùng và một số kháng thể tồn tại trong cơ thể người dân rất ít. Do đó, người dân của lục địa mới trở nên dễ bị nhiễm bệnh.
Đó là lý do tại sao khi lục địa cũ đầy tham vọng đổ xô đến lục địa mới, ngoài việc chinh phục lục địa mới bằng tàu kiên cố và súng đạn mạnh, họ còn chinh phục lục địa mới một cách vô hình thông qua mầm bệnh mà họ mang theo.
Do đó, bây giờ nhìn lại, có vẻ như dân bản địa của lục địa mới không chỉ đơn giản là ch.ết vì súng đạn, mà phần nhiều là ch.ết vì các bệnh nhiễm trùng do các vi khuẩn do quân xâm lược châu Âu đem đến. Do đó, chúng ta có thể xem xét lịch sử bằng cách kết hợp lịch sử bệnh tật với lịch sử chiến tranh của loài người, để chúng ta có thể có được những sự thật lịch sử khách quan nhất về một lịch sử hoàn chỉnh về số phận của con người thời kỳ cận đại.
Góc độ này có thể làm thay đổi cảm nhận của nhiều người về quá trình lịch sử của loài người. Nhưng có một điều chắc chắn: những người không hiểu về lịch sử của bệnh tật chắc chắn là những người không hiểu gì về lịch sử.
Cũng giống như những gì nhà sử học nổi tiếng Richard Zacks đã mô tả trong cuốn sách “Lịch sử đặc thù của văn minh phương Tây: ‘’Lịch sử không như người thường vẫn nghĩ, là nó từng bước đi từ thời đại này sang thời đại khác. Logic như vậy là lỗi thời, cổ hủ và vô vị.’’
Lịch sử của bệnh tật đã mang đến cho con người một góc nhìn lịch sử mới, cho phép chúng ta thông qua lăng kính bệnh tật để nhìn vào một đoạn lịch sử có vẻ quen thuộc nhưng lại rất mới lạ. Hóa ra lịch sử lâu dài là vậy mà nhiều khi có thể thay đổi chỉ vì một bệnh dịch hoặc một viên thuốc, thậm chí là bệnh cảm lạnh hoặc bệnh trĩ của một vĩ nhân – “những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt và vô hại”.