Trống đồng và cuộc tranh chấp bản quyền phát minhCuộc tranh chấp bản quyền phát minh…

Trống đồng và cuộc tranh chấp bản quyền phát minh

Trống đồng và cuộc tranh chấp bản quyền phát minh
Cuộc tranh chấp bản quyền phát minh trống đồng đã và đang tiếp diễn. Tại Việt Nam, Trống Đồng trở thành biểu tượng quốc gia. Tại Quảng Tây, Vân Nam người Trung Quốc tìm ra hàng ngàn trống đồng đủ mọi dạng thức. Họ cũng lập ra bảo tàng Trống Đồng.
Điều đáng tiếc là trong nghiên cứu về thời đại Trống Đồng các nhà nghiên cứu Việt – Trung đều đã bị chi phối bởi chính trị hay tinh thần Chauvin và Nationlist.
Tranh chấp bản quyền Trống Đồng
Nhà khảo cổ học Trung Quốc Wen You viết: “Nếu ai đó hỏi, di tích văn hóa cổ đại quan trọng nhất của anh chị em dân tộc thiểu số ở miền nam Trung Quốc, chúng tôi có thể trả lời ngay rằng đó là trống đồng.”
Và ông này còn khẳng định: trống đồng là “báu vật chung của tất cả người dân Trung Quốc.”
Trong khi đó tại Việt Nam, chúng ta cũng có lý riêng của mình. Tất nhiên chúng ta phản bác những luận cứ mà phía Trung Quốc nêu ra.
Nhưng khổ thay! 2,5k năm trước Trống Đồng đã ra đời. Đó là một sản phẩm của nền văn hóa mà nó chẳng thuộc về những toan tính chính trị, lãnh thổ, hay tuyên truyền của người hiện đại.
Trong Hội thảo khoa học quốc tế về Đông Nam Á, Đông Bắc Á những vấn đề hiện tại và lịch sử (2003), Gs Trần Quốc Vượng đã phải … bàn hòa.
Ông cho rằng: Trống đồng là sản phẩm phi Hoa và rằng có ba đỉnh trong văn hóa Trống Đồng là Côn Minh, Hà Nội, Nam Ninh.
Còn Giáo sư Keiji Imamura người coi Việt Nam là quê hương của mình, đã phải dành cả một chuyên khảo về sự phân bố của Trống đồng. Ông cho rằng: Trống đồng thuộc loại tiền 1 (trống đồng trơn) có nguồn gốc Nam Trung Quốc – Bắc Việt Nam. Xem: Keiji Imamura: The Distribution of Bronze Drums of the Heger I and Pre-I.
Tai – Kadai: tiếp nối, gìn giữ văn hóa Trống Đồng
Trong khi người Việt dường như đã lãng quên trống đồng, không hiểu được những họa tiết hoa văn trên trống. Người Việt đã cố công “cách vật” rồi minh triết họa tiết đó.
Trong khi China từng coi Trống đồng chỉ là sản phẩm mandi.
Trong khi các nhà khoa học hai phía tranh chấp nhau về nguồn gốc xuất xứ của Trống Đồng thì…
Trên những vùng núi cao Tây Bắc Việt Nam, Lào, Vân Nam, Quảng Tây người Thái, người Choang vẫn gìn giữ nền văn hóa Trống đồng từ mấy ngàn năm nay.
Với người Thái đơn giản, con chim trên Trống đồng (ta gọi là chim Lạc, biểu tượng dân tộc) là con chim đưa hồn người về với Vĩnh hằng. Mỗi đám ma, người Thái vẫn đẽo con chim đó để tiễn đưa linh hồn người đã khuất.
Hình ngôi sao trên Trống đồng, người Thái hiểu rằng đó là các Mường của họ. Tùy theo số lượng Mường mà ngôi sao có thể có 12, hoặc 14, 16 cánh.
Những lý giải của người đang tiếp nối văn hóa Đông Sơn hay nền văn minh Trống đồng đơn sơ, giản di, mộc mạc. Trong khi đó người Kinh đã có hẳn “Minh triết trống đồng”.
Tìm hiểu sâu sắc về văn hóa Thái, P.GS, Tiến sĩ Trịnh Sinh là một trong số không nhiều học giả VN đã ghi nhận những đóng góp của sắc tộc này vào nền Văn hóa Đông Sơn.
Không khó để kết luận hoặc thống nhất rằng ai là chủ nhân thật sự của văn minh Trống đồng. Nhưng trước khi bước qua những trở lực về tâm lý, ít nhất chúng ta có thể gặp nhau ở bước đầu: Tai – Kadai đã nuôi dưỡng, gìn giữ nền văn hóa đó hàng ngàn năm qua.
Các clip và hình ảnh
  1. Khám phá Bí ẩn về Người Choang, đài CCTV-7 thực hiện năm 2011.
  2. Một lễ hội của người Thái, hình ảnh chàng trai múa Lông công gợi nhớ tới họa tiết trên thạp đồng Đào Thịnh.
  3. Họa tiết trên thạp đồng Đào Thịnh
  4. Trang phục của người Đồng (Quý Châu) 60 năm về trước.
  5. Lễ hội của người Đồng, ta có thể nhận thấy sự tương đồng về trang phục, nhạc cụ với họa tiết trang trí của văn hóa Đông Sơn.
  6. Họa tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn
  7. Khèn Đông Sơn
  8. Khèn Thái đến nay còn sử dụng
  9. Con chim tiễn đưa linh hồn người đã khuất
  10. Một nghiên cứu của Phó Giáo sư, Ts Trịnh Sinh về người Thái và đóng góp cho văn minh Đông Sơn.
  11. Trịnh Sinh tiếp
  12. Trịnh Sinh tiếp
  13. Trang 1 bản Tham luận của GS Trần Quốc Vượng trong Hội thảo Đông Nam Á, Đông Bắc Á những vấn đề lịch sử và hiện tại.
  14. Họa tiết trên thổ cẩm Thái.
  15. Bướm đồng trên trang phục cổ truyền người phụ nữ Thái.
  16. Năm 1925 trống đồng cổ vẫn được sử tại Luôngphrabang Lào trong lễ xêm mường.




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *