Ở Paris, bạn được một phụ nữ người Romania gọi lại và chỉ vào chiếc nhẫn* “vàng”* dưới đất, hỏi có phải bạn đánh rơi.
Tham lam, bạn cám ơn và nhặt chiếc nhẫn.
Cô ả đòi tiền thưởng, 5 Euro thôi cũng được. Bạn rút ví đưa tiền, ả rời đi. Bạn bước đi, cười thầm ả Romania ngốc nghếch vừa tặng bạn một chiếc nhẫn vàng sang trọng với giá €5.
Cách đó vài thước, đồng phạm của ả đang theo dõi bạn. Giờ hắn biết ví bạn ở túi nào, khiến hắn dễ dàng móc túi và lấy mọi thứ bạn có.
Tôi từng gặp trường hợp như vậy. Có ít nhất 3 nhóm lừa đảo tương tự gần Tháp Eiffel.
Edit: Chiếc nhẫn được làm bằng đồng mạ vàng, không phải vàng thật. Những người mắc lừa không phân biệt được thật giả.
——————————————————
Michael Higham
Đợt đầu năm 2020, một gã cũng thử lừa tôi ở London, gần ga Marylebone. Tôi đang đi thì gã cúi xuống nhặt gì đó, rồi giơ chiếc nhẫn bằng đồng, nói với tôi “Ah, sir, for you!”.
Tôi cười: “Thôi đi chú em, định lừa trẻ con à? Anh lướt Quora nhiều nên biết hết mấy trò vặt này? Chú em diễn chưa đủ sâu! ”
Gã trừng mắt nhìn lại tôi với ánh mắt phẫn nộ, sao tôi dám chê bai kỹ năng lừa đảo của gã! Nếu tôi bị ai đó lừa, đó là lỗi của tôi vì cả tin, nhưng cách làm của gã này thật xúc phạm.
——————————————————
Adlai Armundsen
Khi đi Las Vegas, tôi để ví thật ở túi trước và ví giả ở túi sau với một ít tiền. Tôi sử dụng ví giả ở nơi công cộng.
——————————————————
Michael Ross
Tôi thấy mấy tên đó chỉ săn mồi người Mỹ và Anh, nên nếu bạn đáp lại bằng tiếng Đức “Nein! Kein Englisch ”hoặc tiếng Nga “ Nyet, tovarisch! ” hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào chúng không biết, chúng sẽ thấy rắc rối và bỏ qua. Bạn thậm chí có thể nói “No English” với giọng giả. Chiêu này cũng dùng để đối phó được với bất kỳ trò lừa nào khác.
——————————————————
Kevin Dam
Ha ha, những kẻ này nghiệp dư đến mức không thể lừa được ngay cả một đứa trẻ Việt Nam sáu tuổi. Đây chỉ là trò trẻ con so với những chiêu trò lôi kéo ở Việt Nam.