TRÒ HỀ MANG TÊN :”KHÔNG MANG CHÍNH TRỊ VÀO THỂ THAO”

Năm 1999, khi quốc gia Nam Tư cũ (Sau này là Serbia) bị Nato ném bom xâm lược, các cầu thủ Nam Tư ở nước ngoài như Sisina Mihajlovic và Dejan Stankovic dưới hình, lúc đó đang thi đấu cho Lazio (và nhiều VĐV khác) đã mặc những chiếc áo mang thông điệp hòa bình, kêu gọi Nato ngừng những hành động chiến tranh tại đất nước của họ. Khi đó, FIFA đã ra án phạt với những cầu thủ này vì “thể thao không liên quan đến chính trị”. Và tất nhiên, những hành động đó bị ngăn chặn.
23 năm sau, cũng là một cuộc chiến tranh, nhưng người tấn công là một quốc gia đối nghịch với Nato, thì những hành động mà trước đây FIFA cho là “chính trị hóa thể thao” diễn ra một cách ồ ạt như một trend mà ko hề có sự can thiệp hay ngăn chặn nào cả. Nào thì các ĐTQG tuyên bố không thi đấu với ĐTQG Nga, các trận đấu có màn cầu nguyện cho Ukraine……. Đến cả như Chelsea, ông chủ người Nga Roman Abramovich cũng phải thực hiện nước đi lùi về hậu trường, giao lại quyền quản lý CLB cho quỹ từ thiện Chelsea, để tránh CLB bị ảnh hưởng về mặt truyền thông.
Và chắc chắn sẽ còn nhiều, nhiều hành động khác khiến cho ta phải đặt câu hỏi rằng, “Chính trị không liên quan thể thao” thực sự là một thông điệp cao cả toàn cầu, hay nó được sinh ra để biến thành bức bình phong giúp các “ông chủ” tạo ra những tổ chức quốc tế như FIFA che đi những hành động dơ bẩn của chúng ?
Chiến tranh nào chả đáng lên án, sinh mạng nào chả đáng quý. Nhưng cuộc chiến này xuất hiện nhiều điều khiến cho những người trung lập cũng cảm thấy, những tổ chức quốc tế đang (có thể nói là) vận hành thế giới này có thực sự công bằng như những gì truyền thông vẫn luôn ca tụng ?
Nguồn: three thousands

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *