Ảnh: Duy Tran
Đó là triều hậu Lê. Theo Hồng Đức thiện chính thư, ngày 20/8/1461 đời Lê Thánh Tông, quan Minh hình của ty Thanh lại bộ Hình là Vũ Chỉ Đường trình lên hoàng đế rằng:
Người ông sinh được 1 trai 1 gái. Người con trai chỉ sinh toàn con gái. Nếu có kiện về ruộng hương hỏa, xét luật lệ của quốc triều có nói: Không có trưởng nam thì dùng trưởng nữ. Nhưng trường hợp người con không tuyệt tự, tức là có con trai thì không ổn, vì con gái đi lấy chồng thì hậu duệ là người họ khác. Nay ông tâu xin ban hành luật thừa kế, sách chép 4 điều luật trong 4 niên hiệu khác nhau, xét năm Quang Thuận thứ 2 (1461):
Điều 4: Phần ruộng đất giao cho trưởng nam, trưởng tôn coi giữ, nếu không có trưởng nam thì giao cho con cháu của trai thứ & trai út. Nếu không có thì giao cho trưởng nữ. Về ruộng đất thì cho phép lấy một phần hai mươi làm ruộng hương hỏa.
Điều 13 chương Điền sản: Người trông coi ruộng đất hương hỏa, nếu không có trưởng nam thì giao cho trưởng nữ, cho phép coi giữ, cấp dưỡng việc cúng tế một đời, sau đó giao cho người trong họ coi giữ theo đúng lệ định.
Còn theo luật thừa kế của bộ luật Hồng Đức nói về quyền thừa kế của trưởng tôn nữ:
Điều 4: Cha mẹ sinh được hai trai, người con trai trưởng chỉ sinh con gái, con thứ chỉ có con trai thì phần hương hỏa giao cho người đó. Nếu người đó sinh cháu gái thì giao hương hỏa lại cho con gái của người con trưởng.
Điều 6: Người ông Trần Giáp sinh được trai gái hai con, trai cả Trần Ất, gái Trần Thị Bính. Trần Ất sinh được một gái Trần Thị Đinh, còn thơ ấu thì Ất chết. Ông Giáp lập chúc thư giao ruộng hương hỏa cho con gái là Bính giữ. Khi Bính chết, hương hỏa trả lại cho con gái của Ất là Đinh.
Nguồn:
Điển chế và pháp luật Việt Nam thời trung đại, tập I, Đỗ Ngọc Nhuận chủ biên, NXB KH XH, 2011