Philippines là nước duy nhất vừa nhiệt đới, vừa nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, lại bị nhiều bão nhất nữa, tại sao vậy?

Trên quả đất này, hình như Philippines là nước duy nhất vừa nhiệt đới lại vừa nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, mà lại vừa bị nhiều bão nhất nữa, tại sao vậy chứ?
Trả lời bởi Peter Chan, Nhà khí tượng học nghiệp dư và Người săn bão từ 16.08.1971
———————————————————–
Bão nhiệt đới hình thành và phát triển dưới những điều kiện thuận lợi sau đây:
1. vùng nước mở, rộng lớn, ở vùng Nhiệt đới hoặc Cận nhiệt đới, nhưng không nằm gần Xích đạo;
2. bề mặt biển ấm (thấp nhất 26oC/79oF);
3. bầu không khí có độ ẩm tương đối cao;
4. càng ít đất liền ở lân cận càng tốt;
5. ít Gió đứt chiều dọc (vertical wind-shear – VWS). Gió đứt chiều dọc là sự khác biệt về tốc độ và/hoặc hướng gió theo độ cao.
(Trans: Gió đứt là hiện tượng thay đổi bất ngờ tốc độ và/hoặc hướng gió trong một khoảng cách ngắn; hiện tượng này từng gây ra nhiều vụ rơi máy bay trên thế giới. Gió đứt có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang, ở đây đang đề cập đến Gió đứt chiều dọc, là sự thay đổi tốc độ và/hoặc hướng gió khi thay đổi về độ cao. Gió đứt mạnh chiều dọc trong tầng đối lưu làm ức chế sự phát triển của bão nhiệt đới)
Và Philippines thì:
– ở vùng Nhiệt đới, chắc là lỗi của Chúa/Tạo hóa/Định mệnh;
– nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, chắc cũng là lỗi của Chúa/Tạo hóa/Định mệnh nữa;
– bị nhiều bão nhất, là bởi
a) nó ở vùng Nhiệt đới;
b) là quốc đảo (nằm trải rộng trên vùng Thái Bình Dương rộng lớn) – chắc lại là lỗi của Chúa/Tạo hóa/Định mệnh rồi;
c) lại nằm trong trung tâm hình thành nhiều cơn bão nhiệt đới nhất, gọi là lòng chảo Tây Bắc Thái Bình Dương – cái này cũng là lỗi của Chúa/Tạo hóa/Định mệnh luôn.
Vậy tại sao vùng Tây Bắc Thái Bình Dương lại là trung tâm hình thành nhiều cơn bão nhất?
1. Dù cho Đại Tây Dương đã là một đại dương rất lớn, Thái Bình Dương còn siêu to khổng lồ hơn nhiều. Bắc Đại Tây Dương rộng khoảng 41 triệu km2 còn Bắc Thái Bình Dương là 80 triệu km2, gần như gấp đôi. Điều này nghĩa là bão ở Bắc Thái Bình Dương sẽ được ở trên vùng nước mở trong thời gian dài hơn rất nhiều;
2. Nhiệt độ bề mặt của Thái Bình Dương cao hơn Đại Tây Dương;
3. Gió đứt chiều dọc ở Đại Tây Dương mạnh hơn;
4. Sa mạc Sahara tạo những khối khí khô khổng lồ chứa đầy bụi, và nó thường thổi từ Tây Bắc Châu Phi đến Bắc Đại Tây Dương, do đó ức chế sự hình thành và/hoặc phát triển của bão nhiệt đới.
Vậy nên, nếu bạn từng trải qua những cơn bão tồi tệ nhất ở Đại Tây Dương, thì chúng chả là gì cả. Cho đến khi bạn chứng kiến những cơn cuồng phong khiếp đảm ở Tây Bắc Thái Bình Dương.
Ảnh: bão nhiệt đới từ 1945 – 2006. Thang phân loại bão Saffir-Simpson (từ trái qua)
– Áp thấp nhiệt đới
– Bão nhiệt đới
– Bão cấp 1 đến cấp 5
(Trans: mình dịch bài này vì bão thường qua Phi rồi vào Biển Đông, sau đó có thể yếu đi hoặc mạnh lên. Mỗi năm VN chịu rất nhiều bão, ảnh hưởng lớn tới đời sống và kinh tế, nên mình nghĩ cũng cần biết nguyên nhân tại sao nhỉ)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *