A: David Filmer
__________________
Trong hình là Thiên thạch Hoba, là miếng sắt nguyên khối lớn nhất tìm được trên Trái đất. Nó đã rơi xuống bề mặt Trái đất tầm khoảng 80 nghìn năm trước tại Namibia hiện nay.
Đây là một thiên thạch nổi tiếng, vì nó có hình dạng tương đối phẳng phiu và không để lại bất kỳ hố va chạm (impact crater) nào. Điều này nghĩa là nó đã va chạm với Trái đất ở vận tốc cuối (terminal velocity [1]).
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nó đã bị bầu khí quyển làm cho chậm lại từ vận tốc 10km/s (36.000km/h) khi đi vào bầu khí quyển xuống còn chỉ hơn 320m/s (1152km/h) khi va chạm.
Trên thực tế và lý thuyết thì không thiên thạch nào có thể va chạm với vận tốc dưới 320m/s được.
[1] Vận tốc cuối (terminal velocity) là vận tốc lớn nhất một vật có thể rơi qua chất lưu (i.e. không khí, chất lỏng, etc.). Khi vật đạt vận tốc này thì tổng lực cản + sức nổi của vật bằng với trọng lực kéo xuống. Do tổng tổng các lực tác dụng lên vật bằng 0, nên gia tốc bằng 0 và vận tốc không đổi.
Theo: Duy Hưng Vũ