Trào ngược dạ dày là một trong những căn bệnh thường bị đánh giá thấp do diễn tiến thầm lặng và kéo dài. Đây là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản. Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thực phẩm đi xuống dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,..
Một số nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như các bệnh lý liên quan tới dạ dày, thói quen ăn uống không lành mạnh, lạm dụng chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc tây, stress, mang thai, tăng cân quá nhanh,….
Một số dấu hiệu bệnh:
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
=> Thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ
- Buồn nôn, nôn
=> Sự trào ngược của axit vào họng hoặc miệng, gây kích thích tạo cảm giác buồn nôn.
- Đau tức ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay
=> Axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây ra tín hiệu như đau ngực
- Khó nuốt, khản giọng, ho
=> Dây thanh quản bị tổn thương do axit
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn viêm phổi,… Không chỉ gây khó chịu, bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề đó ạ nếu không được phát hiện và điều trị sớm
Làm gì để hạn chế?
Có thể thấy rằng, tình trạng bệnh có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế ngủ và hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn. Bên cạnh việc đi khám, dùng thuốc và nhận tư vấn của bác sĩ, hãy áp dụng một chế độ sinh hoạt, ăn ngủ đúng khoa học để làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản:
- Đối với việc ăn uống: Nên ăn thành từng bữa nhỏ, lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch) hay đạm dễ tiêu. Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit như đồ chua cay, giàu chất béo.
- Không sử dụng chất kích thích, giữ cân nặng hợp lý
- Thư giãn nhiều hơn
- Để ý tới cách nằm! Không nằm ngay sau khi ăn. Bên cạnh đó, việc nằm nâng cao thân trên và đầu cao khoảng 6-8 cm khi đi ngủ sẽ là một cách hiệu quả để ngăn cho dịch axit không tràn vào thực quản. Do đó, bệnh nhân bị trào ngược có thể nằm gối cao hơn so với thông thường hoặc sử dụng các loại gối chuyên dụng chống chống trào ngược dạ dày để ngăn cản các triệu chứng bệnh khó chịu vào ban đêm.
Mẹ mình bị bệnh dạ dày kinh niên, dù không phải là bệnh nhân bị trào ngược nhưng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện các triệu chứng trào ngược axit khi đi ngủ.
Hiện tại mẹ vẫn đi khám định kỳ và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để ngủ ngon hơn, mẹ mình sử dụng gối kê cao đầu có dáng lượn sóng, vừa hỗ trợ chống trào ngược mà cũng đỡ bị đau vai gáy nữa.