Niềm kiêu hãnh dân tộc bị phim ảnh “tạm” quên”.
BÂY GIỜ MỚI NHỚ ??
Chắc chắn mỗi bạn xem các phim Tây du ký, Bao thanh thiên,… không phải vì trang phục của phim mà là do nội dung phim hay, hấp dẫn. Nhưng bên cạnh đó, trang phục của các diễn viên trong phim là “không đến nỗi nào” như một vài phim lịch sử Việt Nam, khi họ đã đi trước chúng ta mấy mươi năm. Mặc dù thực tế lịch sử cho thấy phục sức Việt Nam không hề kém cỏi so với Trung Quốc và Hàn Quốc, tuy nhiên khi lên phim, cổ phục Việt bị biến dạng, mất chất thậm chí có bước thụt lùi (Đêm hội long trì là một phim cổ trang lịch sử với trang phục tương đối ổn, với tình hình lúc bấy giờ), cũng như việc các đoàn phim hay sử dụng trang phục tuồng, chèo, cải lương, cho các bộ phim của họ (Trong khi phim Đông Dương do Pháp sản xuất thì trang phục khá tốt). Chúng ta không phủ nhận yếu tố quan trọng nhất tạo nên độ hấp dẫn cho một bộ phim là phần nội dung. Tuy nhiên, phim cổ trang lịch sử có một đặc điểm quan trọng là nó lấy bối cảnh lịch sử để phản ánh các sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc sáng tạo dựa trên các giai đoạn lịch sử. Do đó trang phục là phần tối quan trọng trong các phim cổ trang lịch sử. Và các phim lịch sử nói chung là một trong những cách truyền đạt, quảng bá lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc rất sinh động và hiệu quả vì ngoài bảo vệ cơ thể, trang phục còn có tác dụng làm đẹp và phân biệt giai cấp, đẳng cấp, đặc biệt là trong thời kỳ phong kiến khi mà phân biệt giai cấp là rất lớn. Ngoài ra, chất liệu, họa tiết, màu sắc, trang sức đi kèm,… còn thể hiện những đặc điểm văn hóa, những thành tựu văn minh, giữa những quốc gia, dân tộc với nhau.
Mấy năm gần đây, nền điện ảnh Trung Quốc và Hàn Quốc ngày càng rất chú trọng phần trang phục cho phim, điện ảnh Việt Nam cũng dần bắt đầu có những phim cố gắng làm trang phục đẹp, hấp dẫn dựa trên những tư liệu lịch sử còn sót lại.
Hình ảnh: Hình ảnh so sánh giữa lịch sử và điện ảnh của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.