Trận Qatwan – Tàn quân Liêu đánh tan đế chế sừng sỏ Turk Seljuk
Trận Qatwan (1141) là 1 trận đánh đẫm máu ở phía Bắc Samarkand (Uzbekistan ngày nay) giữa Đế Quốc Liêu với quân đội Đế Chế Turk Seljuk và các chư hầu.
Chiến thắng đột ngột cùa 1 dúm tàn quân Khiết Đan trước đại quân Hồi Giáo khét tiếng đã làm chấn động toàn bộ vùng đất kéo dài từ Trung Á cho đến bờ Đông Địa Trung Hải. Các công quốc Thập Tự cùng các hiệp sỹ thánh chiến đang bị bọn Turk hành hạ lên bờ xuống ruộng, tự dưng thấy những kẻ bán hành hàng ngày biến mất không 1 nguyên nhân. Nên người Châu Âu đã bịa ra 1 truyền thuyết rằng: “Chúa đã cử thiên sứ đem thiên binh thiên tướng xuống đánh tan tác bọn Turk Seljuk từ phía Đông, cứu giúp con dân Thiên Chúa Giáo”
?
Đế chế Liêu của người Khiết Đan vốn là 1 đế quốc hùng mạnh trong khu vực Đông Á. Tiêu diệt Bột Hải, uy hiếp nhà Tống, nhưng tới năm 1125 thì bị Hoàn Nhan A Cốt Đả (tổ phụ lập quốc nước Kim) tiêu diệt. Thành lập nên đế chế Kim hùng mạnh.
Gia Luật Đại Thạch, 1 tay hoàng tộc nước Liêu đã dẫn tàn dân cùng thuộc hạ chạy về phía tây. Do thế lực của người Nữ Chân quá mạnh, thấy không thể xoay chuyển càn khôn, Gia Luật Đại Thạch đã quyết định đại thiên di sang khu vực Trung Á, lúc bấy giờ đang do đế quốc Đại Seljuk của người Seljuk gốc Turk thống trị.
Người Seljuk cũng chính là nhóm người đã đánh bại đội quân Byzantine đông hơn gấp nhiều lần tại trận Manzikert, (1071) và chiếm sạch vùng Tiểu Á của Byzantine. Trên nền tảng đất đai chiếm được, người Seljuk tạo ra 1 chư hầu tên là Hồi quốc Rum (tức chư hầu La Mã phục vụ cho Đế Quốc Turk Seljuk).
Trên đường thiên di, người Liêu gặp nước Kara Khanid (Khách Lạt Hãn Quốc), 1 hãn quốc Hồi Giáo hùng mạnh do các bộ tộc Tây Đột quyết như Karluk, Yagma, Chigil lập nên tại trung á (khu vực Kyrgyzistan ngày nay) từ thế kỷ thứ 9. Năm 1042, nước này tan rã thành 2 nước Đông-Tây KaraKhanid và đều là chư hầu của Turk Seljuk.
Người Liêu tây tiến bắt gặp 2 nước này. Và dẫn đến mâu thuẫn. 1 trận chiến ác liệt đã xảy ra tại Khujand trên bờ sông Jaxartes. Kết quả liên quân 2 nước bị người Liêu đánh cho đại bại.
Người Khách Lạt quay sang cầu cứu đế quốc Seljuk. Quốc vương Ahmed Sanjar của Turk Seljuk liền dẫn đại quân tới Samarkand vào tháng 7 năm 1141. Nhưng chưa tiến đánh kẻ thù thì liền chú ý thấy số dân du mục Karluk đang cư trú tại đây ngày càng gia tăng quá mức. Ổng đã tiến hành đuổi dân Karluk đi cho dù họ cầu xin được cho ở lại để lấy lòng trung thành cũng như cống vật gia súc từ họ.
Các nhóm Karluk bị đuổi khỏi Samarkand liền chạy tới chỗ người Khiết Đan phàn nàn về thái độ cư xử không hiếu khách từ đế quốc Seljuk và cầu xin Tây Liêu bảo kê cho cũng như nói hộ với người Seljuk giúp cho họ. Gia Luật Đại Thạch nhận thấy cơ hội hiếm có nên nhận lời song dù vậy thì vua Seljuk quá tự tin vào quân đội của mình nên đã từ chối lời cầu xin trên.
Không chỉ có thế, trong con mắt vua Seljuk thì người Khiết Đan du mục theo Phật Giáo, Tát Mãn giáo (Shaman) không khác bọn mọi mới từ rừng xuống cần được giáo hóa nên Ahmed Sanjar đã sai sứ giả sang yêu cầu người Khiết Đan hoặc cải đạo sang Hồi Giáo hoặc là sẽ bị binh lưc hùng mạnh của người Seljuk nghiền nát.
Sứ giả Seljuk khi vào triều đình nhà Liêu đã ba hoa khoác lác trước mặt Đại Hãn Gia Luật Đại Thạch cùng các tướng lĩnh về tiềm lực quân sự cùng tài bắn tên của người Seljuk “có thể cắt đôi sợi tóc mai chỉ bằng 1 mũi tên”.
Gia Luật Đại Thạch cho cạo râu sứ giả Seljuk và đưa cho tay sứ giả này 1 sợi tóc kèm cây kim đồng thời yêu cầu cắt đôi chúng tương tự như cách họ làm bằng mũi tên. Dù đã cố gắng hết sức nhưng tay sứ giả không thể làm được nên Gia Luật Đại Thạch nói rằng nếu không thể cắt đôi sợi tóc bằng cây kim thì sao quân Seljuk có thể dùng mũi tên cắt đôi sợi tóc. Và thế là triều đình Khiết Đan quyết định giải quyết mâu thuẫn bằng quân sự!
Ngày 9/9/1141, 2 đội quân gặp nhau tại tại vùng thảo nguyên Qatwan ở phía bắc Samarkand.
Lực lượng Seljuk do đích thân vua Sanjar Ahmed chỉ huy khoảng 70,000- 100,000 kỵ binh. Ngoài quân viễn chinh Seljuk ra còn bao gồm chư hầu như Khách Lạt, Kakuyid, Khorasan, Ghazna, Ghur, Sistan, Mazandaran, Nimruz
Trong khi đó thì quân số Tây Liêu giao động theo các nguồn từ 20,000 quân cho tới con số tương đương với quân số Seljuk cũng như họ được người Karluk tăng viện thêm 30,000-50,000 kỵ binh.
Người Tây Liêu chia quân làm 3 cánh tả quân, trung quân và hữu quân với quân số cho mỗi bên cánh là 2500 người. 3 cánh quân Khiết Đan cùng ồ ạt tiến lên, giao chiến hợp rồi tan khiến 2 cánh tả hữu của Seljuk bị đánh tan tác.
Quân Liêu tiến hành bao vây, dồn ép toàn bộ trung quân Seljuk vào thung lũng Dargham (cách Samarkand khoảng 12 cây số). Tại đây, toàn bộ binh lực Seljuk bị người Liêu huỷ diệt. Sanjar Ahmed may mắn lắm mới chạy thoát khỏi trận địa với 15 kỵ binh.
Số quân Seljuk tử trận giao động từ 11,000 -100,000, quốc vương Garshasp của nước Karkuyid bị giết tại trân. Hoàng hậu cùng nhiều hoàng tộc của đế quốc Turk Seljuk, quý tộc các nước chư hầu bị người Liêu giết hoặc bắt sống nhiều vô kể.
Sau trận thua thê thảm tại Qatwan thì đế quốc Seljuk rơi vào tình trạng suy yếu. Ở phía Đông người Liêu tiến hành xâm lược lấn chiếm đất đai. Ở phía tây, chư hầu Khwarezm tạo phản, đem quân góp vui xâu xé. Tới năm 1194, vua cuối cùng của Seljuk là Toghrul bị Khwarezm giết chết. Đế quốc Seljuk khét tiếng một thời tới đây bị diệt vong.
Có thể nói chiến thắng này của người Liêu đã làm suy yếu toàn bộ khối Hồi Giáo. Các hiệp sĩ thập tự trở thành kẻ đục nước béo cò, giữ được Jerusalem thêm gần 1 thế kỷ, cũng như tạo điều kiện để Khwarezm thoát khỏi phận chư hầu và vươn lên trở thành 1 trong các đế quốc hùng mạnh trong khu vực