Có bài viết của Hoàng Minh Khánh, chê bai về trận pháp Trung Quốc thời cổ đại nên chia sẻ bài này để anh em hiểu rõ. Bài viết dựa theo binh thư yếu lược và Ấm Chè.
Cao Chiêu-dương nói:
Phép bày trận bắt đầu từ Hoàng đế đánh Xi-vưu, trên xem trời, dưới xem đất, theo số âm dương chẵn lẻ cùng việc quỷ thần tạo hóa mà làm ra phép chính kỳ biến hóa, làm ra cơ khởi phục hành chỉ, mà đặt ra các trận Thái cực, Thái tổ, Tiên thiên, Thái thủy, Hà đồ, khiến cho hàng trận của ba quân rõ ràng trật tự. Cho nên tiến thì nhanh như gió, đóng thì vững như núi. Chỗ nào đụng là đầu, biến binh chính làm binh kỳ. Ví như con rắn Thường-sơn, đánh đầu thì đuôi cứu, đánh đuôi thì đầu cứu, đánh giữa thì đầu đuôi cùng cứu, mà cái thế nắm cơ, yên như bàn thạch, quân hàng ức vạn, vững như Thái sơn, công của Hoàng đế sánh cùng trời đất vậy. Về sau có sách Lục thao của Thái công, sách Tam lược của Hoàng-thạch công, sách Binh pháp của Tôn tử, sách Yếu chỉ của Tử Phòng, phát thiên căn ở dĩ vãng, dò nguyệt quật ở tương lai, mà làm thành 72 phép, khiến cho đời sau biết phép nhiệm mầu, thì công các ông ấy cũng ngang với Hoàng đế vậy. Từ sau khi các ông ấy mất đi, người học binh thư đều mờ mịt không biết nguồn gốc. Đến đời Hậu Hán có bảy người hiền ở Long-trung, ngẫm nghĩ dung hội, đem truyền bảo nhau chế ra các trận Bát môn kim tỏa, Chu thiên hồn nguyên, trận pháp ấy rõ như mặt trời mặt trăng, phát minh những điều tiền hiền chưa phát, người đời ấy xem như vén mây mù mà thấy trời xanh, cắt gai góc mà thấy đường cái, vậy công của bảy người hiền ấy cùng với công của các ông trước kia có thể ngang hàng mà không trái nhau, học giả nên kính cẩn mà đọc.
————————-
BÀN VỀ TRẬN PHÁP: (Ấm Chè)
Phần này viết khái quát chỉ giới thiệu 1 phần nhỏ trong các trận pháp dành cho những ai không am hiểu nhiều và củng không muốn tìm hiểu sâu.
Trường Xà Liên Châu (Hình 1)
Trận này dùng trong hành tiến hay phá vây đều được.
Trong trận này hai cánh du binh (màu xanh) kéo dài chạy dích dắc như con rắn đang trườn nên gọi là Trường Xà; các khối quân bộ binh (màu đỏ) xếp thành những hình lục lăng nối đuôi nhau mà tiến, giữ. Vì hình giống như chuỗi ngọc nên gọi là Liên Châu.
Thế trận chắc chắn các khối bộ binh trông xa thì rời rạc đạn pháo khó trúng, nhưng lại liên kết chắc chắn, cùng nhau hành tiến. Trước sau đều có phòng bị thế vững như hai bức tường thành.
Lại có hai cánh du binh yểm trợ thật là lợi hại.
Du binh gồm kị binh và bộ binh nhẹ, nối đuôi ngoằn nghèo mà chạy. kị binh nặng chạy trước làm đầu, kị binh nhẹ theo sau làm thân, bộ binh nhẹ chạy cuối làm đuôi. Trường Xà lấy tốc độ làm lợi, rất là linh hoạt, gặp khó thì cuộn tròn chống đỡ, dễ thì xuyên phá, bao vây nuốt địch. Đánh vào đuôi thì đầu, thân quay lại đánh, nếu không cứu được thì bỏ đuôi chạy hoặc đánh vào chỗ trọng yếu của địch, làm thế Vây Ngụy Cứu Triệu. Muốn phá Trường Xà thì phải “đánh rắn chặt đầu” dùng tinh binh, thiết kị cắt đầu khỏi thân làm cho chúng hỗn loạn dồn ứ không biết hướng tiến thoái.
Đến đây nhắc lại bộ binh làm thế Liên Châu lại thấy trận này hết sức vi diệu. Trường Xà gặp khó thì quay đầu chạy vào giữa hai hàng liên châu, như rắn chui vào hang, bắt sao cho được.
Ưu điểm:
– Thế trận chắc chắn, biến hóa không lường, công thủ toàn diện, rất là khó phá.
Nhược điểm:
– Trận này nếu thiếu Trường Xà, hoặc thiếu Liên Châu thì đều không được.
– Trận này quá dài, chủ tướng trong trận hạn chế quan sát, nên trông cậy hết vào sự linh hoạt của hai cánh Trường Xà. Trường Xà chết thì Liên Châu bị vây. Đó là chỗ yếu.
Bát Môn Kim Tỏa – tam biến và tứ biến (Hình 2)
Trận này biến hóa không lường, địch xông vào trận 10 phần chết chín rất là lợi hại.
Trận Bát Môn này nguyên do ông Nam Dương đời Hậu Hán đặt ra, người thời nay thường nhầm là do Khổng Minh, kì thật Khổng Minh chỉ là người ứng dụng và cải biến trận này. Khổng Minh cho rằng trận giống như chiếc khóa nên đặt thêm hai chữ Kim Tỏa.
Trận này bày ra để dẫn dụ địch xông vào, thế trận luôn biến động chỉ có 4 cánh quân dàn chéo góc là đứng cố định để giữ thế trận khi các cánh quân còn lại di chuyển.
Khi quân địch di chuyển (hướng mũi tên màu đen) vào trận, các cánh quân của ta lấy chủ tướng làm trung tâm, lần lượt di chuyển theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại.
Các cánh quân màu đỏ di chuyển vào vị trí các cánh quân màu xanh, các cánh quân màu xanh lại nối đuôi di chuyển vào các vị trí vừa bỏ trống của quân đỏ. Trung quân chậm rãi di chuyển xoay vòng như trục bánh xe.
Khi địch vào trong trận thì mất phương hướng như lạc vào mê cung lại bị quân ta dồn ép thì thêm phần hoảng loạn, trận mở nhiều lối thoát giả để bớt áp lực cho trung quân, địch chạy vào các lối đó thì tự xô đẩy giẫm đạp lên nhau và bị tiêu diệt ở các ngã rẽ này (các vị trí địch bị dồn lại đánh dấu hình sao). Trận này địch càng cố vào sâu thì thiệt hại càng lớn.
Ưu điểm:
– Thế trận biến hóa các cánh quân trong trận luôn di chuyển bù đắp và hỗ trợ cho nhau. Kẻ địch lạc vào khó thoát ra được.
– Các cánh quân vừa hư vừa thực mở lối vào trung quân và bốn góc trận khiến địch nhầm tưởng dễ đánh nhưng kì thực đều là cửa tử. Địch lạc vào giữa trận tự giẫm đạp nhau ta không tốn sức tiêu diệt.
Khuyết điểm:
– Trận như bánh xe xoay vòng, nhìn thì biến động liên tục nhưng thực chất cố định, chờ địch đến đánh.
– Thế trận dựa vào bộ binh làm chính, không có vị trí tốt cho các loại hỏa khí lớn, vươn xa như máy bắn đá, đại bác do đó về sau lạc hậu. Giả như đối phương có pháo binh mạnh chỉ đứng ngoài bắn vào thì trận không dùng được.
– Biến trận phức tạp, người kém cỏi không chỉ huy được. Đến như học trò ngoan của Khổng Minh là Khương Duy cũng tự nhận không hiểu hết sức biến hóa của trận. Do đó trận này không thể lạm dụng.
Tiểu chu thiên – Trực trận (Hình 3)
Đội hình này tiến chậm nhưng chắc.
Các khối bộ binh (màu đỏ) chủ yếu trang bị giáo mác và hỏa thương là hữu hiệu khi chống trả các cuộc tấn công áp sát của kị binh và bộ binh địch.
Du binh (màu xanh) di chuyển từ phía sau sang hai cánh gồm lính kỵ binh và bộ binh trang bị nhẹ giúp việc phản công, truy quét và bao vây quân địch.
Ưu điểm:
– Chủ tướng đóng ở giữa trận đồ, được bảo vệ chắc chắn gần như không có kẽ hở.
– Các khối quân hình vuông đều có khả năng chiến đấu độc lập/ tự bảo vệ trước các cuộc tấn công.
Nhược điểm:
– Trận đồ này hầu như phụ thuộc vào du binh ở tuyến sau, nếu du binh bị tiêu diệt đội hình này dễ bị bao vây, cô lập.
– Đội hình di chuyển chậm. Các khối quân hình vuông là mục tiêu dễ xơi nếu đối phương có pháo binh mạnh
Tiểu chu thiên – Khúc trận (Hình 4)
Trận này dựa chủ lục ở tuyến giữa.
Voi và trọng binh (màu đỏ) đứng đầu trận tiến lên để đột phá vào phòng tuyến địch.
Bộ binh cận chiến và xạ thủ ở hai cánh linh động di chuyển đổi chỗ cho nhau tùy theo thế mạnh yếu mỗi cánh của đối phương. VD: cánh trái địch cố thủ chưa tiến thì có thể di chuyển xạ thủ sang đổi chỗ với bộ binh cận chiến để bắn tiêu hao chúng, trường hợp quân địch tấn công vào phía đội xạ thủ, thì lại di chuyển ngược lại để cho bộ binh cận chiến vào lấp chỗ. Việc đổi cánh chỉ thực hiện thuận lợi khi tuyến giữa đang chiếm ưu thế.
Tướng quân đóng ở giữa trận, được bảo vệ bởi bộ binh cận chiến ở 3 mặt sau lưng và hai bên phòng bị đánh úp. Mặt trước được che chắn bởi bộ binh mang tấm chắn. Có xạ thủ ở phía sau và tinh binh ở hai cánh bảo vệ trung tâm.
Trường hợp vỡ trận ở mặt trước, tinh binh từ hai cánh (màu đen) sẽ cơ động di chuyển để bù đắp vào cánh bị vỡ. Bộ binh mang tấm chắn giữ nguyên vị trí cầm cự để tướng quân có thời gian cùng hộ vệ lui về phía sau.
Trường hợp bị đánh úp và vỡ trận từ phía sau, thì tướng quân và hộ vệ sẽ di chuyển ngược lại, miễn sao họ luôn được đội mang tấm chắn chặn hậu để rút lui.
Nhạn Trận (Hình 5)
Trận Nhạn chủ lực dựa vào thiết kị, lấy tốc độ và sức mạnh xuyên thủng hàng phòng ngự của địch.
Trận này, thiết kị xếp thành các nhóm nhỏ như hình mũi tên hướng về phía địch. Tướng tiên phong dẫn nhóm đi đầu, các nhóm khác nối theo từ hai bên cánh, trận di chuyển giống như một đàn chim di trú nên gọi là Nhạn Trận.
Trận này nếu đánh vỗ mặt thì phải có hậu quân theo sau. Nhân lúc thiết kị vừa xuyên thủng đội hình địch, thì hậu quân tràn vào theo lối vừa mở mà phá trận.
Nhạn trận lợi nhất thì đánh tạt sườn, đánh vào trung quân, lấy đầu tướng địch. khiến địch hoảng loạn mà tan vỡ.
Ưu điểm:
– Trận dùng tốc chiến, tốc thắng, dùng chủ lực quân quyết định nhanh trận đánh. Hậu quân đỡ phần mệt mỏi.
Nhược điểm:
– Giả như quân địch bố phòng chặt chẽ, dựng nhiều rào chắn, trang bị súng ống, giáo dài, dựa thế đất hiểm thì chẳng nên dùng, nướng quân vô ích. Cứ xem trận Nagashino nhà Oda đánh bại nhà Takeda sẽ rõ.
Xa luân trận: (Hình 6)
Xa luân trận dùng thủ hiểm nơi đất hẹp và dài, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh rất là lợi hại.
Trận này tiền đạo gồm bộ binh giáo dài và xạ thủ dàn ngang, bộ binh cầm khiên xếp thành vòng tròn tiếp sau. Lặp lại như vậy sắp đến cuối đội.
Tiền đạo xạ thủ và bộ binh cầm giáo (màu hường) dàn ngang bắn về phía địch, địch tiếp cận thì lui vào vòng tròn. Tiền đạo (màu đỏ) vừa đánh vừa lùi, hậu quân (màu xanh) tiến lên thế chỗ, lặp lại chiến thuật như vậy. Địch càng cố đánh thì càng thiệt hại.
Ưu điểm:
– Trận này trước sau hỗ trợ, người đánh, người nghỉ, luân phiên cự địch. Giữ thế đất hiểm địch dẫu thiên binh vạn mã cũng khó vượt qua.
Khuyết điểm:
– Trận này quân trang, binh chủng đơn giản, không mở rộng, phản công được. Chỉ thủ giữ chờ cứu, hoặc địch nản lòng tự rút mà thôi.
Bán Nguyệt Trận (Hình 7)
đặt quân vào nơi tử địa, phía sau dựa núi, dựa sông không có đường thoát để buộc binh lính phải tiến lên.
Trận xếp theo hình cung, giống nửa vầng trăng nên gọi là bán nguyệt trận.
Trận này ở hàng tiền đạo phía giữa chừa một cửa để dụ địch vào. Tinh binh, du binh, tượng binh đứng ở hậu đạo để giữ hàng ngũ ép quân phải tiến lên. Hai cánh đặt hai nhóm tượng binh và trọng binh chốt giữ phòng địch đánh bọc vào.
Khi đụng trận, bộ binh cầm khiên (màu hường) chia từng nhóm nhỏ lên trước để che chắn, phân tán hỏa lực địch. Xạ thủ (màu đỏ) theo sau dàn hàng ngang bắn về phía địch. Nếu địch (màu đen) tiếp cận thì bộ binh cầm giáo (màu xanh dương) lên thay vị trị cho xạ thủ lui về sau.
Nếu địch dồn chủ lực tràn qua cửa thì đợi cho chúng tràn qua, tượng binh ở cuối trận (màu cam) xông lên cản địch, các cánh quân tinh binh (màu tím), cận chiến (màu lục), lần lượt từ hai bên ập vào khép cửa bắt địch.
Du binh yểm trợ hai cánh, nếu thế trận có lợi cho ta thì từ hai cánh tràn ra bọc sườn tạo thế bao vây, nuốt địch.
Ưu điểm:
– Thế trận chắc chắn, lấy một chọi mười, vững như bàn thạch.
Khuyết điểm:
– Trận này đặt nơi tử địa nếu địch không vội đánh lại chia quân bao vây, cắt đường tiếp viện của ta thì nguy.
– Sĩ khí yếu mới phải đặt tinh binh, voi ngựa đằng sau để thúc quân tiến lên, là kế cùng liều thân không phải sách tốt. Giả như địch đặt được pháo binh bắn vào, ta không tiến lên cũng chết
Hạc Dực Trận (Hình 8)
Trận này cơ động, dùng phòng thủ hoặc tấn công đều được.
Trận Hạc Dực dựa vào chủ lực là du binh gồm kị binh và xạ thủ. Chủ tướng cầm trung quân gồm voi và bộ binh nặng tiến ra trước trận làm đầu. Du binh chia thành nhiều nhóm hình cung nhỏ, nối đuôi kết thành một hình cung lớn làm cánh. Thế trận giống như con chim hạc đang xòe cánh nên gọi là Hạc Dực.
Khi đụng địch, chủ tướng (màu đỏ) dẫn trung quân xông thẳng vào đột phá cắt đôi đội hình địch. Du binh (màu xanh) cơ động vòng sang hai cánh đánh tạt sườn, bao vây và truy quét địch. Những nhóm quân địch (màu đen) bị trung quân chia cắt lọt vào trong trận lần lượt bị xạ thủ và các đội kị binh bên trong tiêu diệt.
Nếu là phòng thủ thì dùng xạ thủ vừa bắn vừa lui nhử địch vào trong trận, dùng kị binh bao vây chia cắt đội hình địch, hết sức linh hoạt.
Ưu điểm:
– Trận này lấy tốc độ và hỏa lực làm lợi. Thế tấn công, bủa vây nhanh như chớp giật, sấm nổ không kịp chớp mắt, bịt tai.
Khuyết điểm:
– Trận này ít bộ binh cận chiến. Voi và trọng binh dồn hết ở cánh giữa, vì vậy nếu kị binh không làm địch khiếp nhược trận đánh kéo dài thì mất lợi thế, nếu trung quân không kịp rút ra dễ bị địch bắt.
– Chủ tướng xông trận lấy khi thế cho toàn quân, lợi bất cập hại. Tên bay, đạn lạc tính mạng thật nguy.
– Trận này không có pháo binh cũng là chỗ yếu. Nếu địch dùng trực trận cố thủ, trung quân không chia cắt được địch thì ta thiệt quân vô ích.
——————–
Bàn về trận pháp: Binh thư yếu lược (chuongxedap)
Thái cực bao hàm. (Hoàng đế)
Thái tố tam tài. (Hoàng đế)
Thải thủy hồn nguyên (Hoàng đế)
Trận Tiên thiên Hà đồ đất hẹp nhất biến. (Hoàng đế)
Trận Tiên thiên Hà đồ đất rộng nhị biến.(Hoàng đế)
Trận chính Bát môn kim tỏa. (Nam-dương tiên sinh)
Trận Bát môn kim tỏa nhị biến (Nam-dương tiên sinh)
Trận Bát môn kim tỏa tam biến (Nam-dương tiên sinh)
Trận Bát môn kim tỏa tứ biến (Nam-dương tiên sinh)
Trận Tiểu chu thiên thứ nhất: Thái cực hồn thiên. (Tôn Vũ)
Trận Tiểu chu thiên nhị biến: Lưỡng nghi phân khai. (Tôn Vũ)
Trận Tiểu chu thiên tam biến: Tứ tướng đối xung. (Tôn Vũ)
Trận Tiểu chu thiên tứ biến: Trận vuông. (Tôn Vũ)
Trận Tiểu chu thiên ngũ biến: Trận tròn. (Tôn Vũ)
Trận Tiểu chu thiên lục biến: Trận cong. (Tôn Vũ)
Trận Tiểu chu thiên thất biến: Trận thẳng. (Tôn Vũ)
Trận Tiểu chu thiên bát biến: Trận nhọn. (Tôn Vũ)
Trận Tiểu chu thiên cửu biến: Trường xà đảo quyển. (Tôn Vũ)
Trận Tiểu chu thiên thập biến: Trường xà liên châu. (Tôn Vũ)
Bàn về ba trận: Thái cực bao hàm, Thái tố tam tài, Thái thủy hồn nguyên là phép cổ do Hoảng đế chế, số quân có 5.800 người mà đại tướng ở giữa cầm quân cơ đã 1.000 người, còn 4.800 người chia làm 12 đội, mỗi đội có một tỳ tướng coi 400 người. Đấy là số quân. Nếu muốn bày trận thì trước bày trận Thái cực bao hàm, đại tướng ở giữa đánh một tiếng chiêng ba tiếng trống, trước bày trận ngũ hành, một hành làm một trận, mỗi đội 200 người. Xong rồi, lại đánh một tiếng chiêng, đội Địa bên tả cách đại tướng 30 bước mà đứng; đội Thiên bên hữu cách đại tướng 30 bước mà đứng. Xong rồi đại tướng lại đánh một tiếng chiêng, ngoài đội Địa bên tả là đội Nhật nối theo, ngoài đội Nhật là đội Dương nối theo, ngoài đội Dương là đội Phong nối theo, ngoài đội Phong là đội Xà nối theo, ngoài đội Xà là đội Phượng nối theo. Bên hữu, ngoài đội Thiên là đội Nguyệt nối theo, ngoài đội Nguyệt là đội Âm nối theo, ngoài đội Âm là đội Vân nối theo, ngoài đội Vân là đội Điểu nối theo, ngoài đội Điểu là đội Long nối theo. Thành hình chữ nhất (一). Nếu bên tả đội Phượng gặp giặc thì lấy đội Phượng làm chính, đội Xà làm kỳ, đội Phong tiếp chiến, đội Dương ứng cứu, đội Nhật làm chi bên tả, đội Địa làm cánh bên tả, để cùng giúp nhau. Bên hữu đội Long gặp giặc thì lấy đội Long làm chính, đội Điểu làm kỳ, đội Vân tiếp chiến, đội Âm cứu ứng, đội Nguyệt làm chi bên hữu, đội Thiên làm cánh bên hữu. Như thế thành trận thứ nhất Thái cực bao hàm.
Nếu muốn biến làm trận Thái tố tam tài thì đại tướng đánh một tiếng chiêng, thổi ba tiếng còi; đại tướng tiến lên bày trận ngũ hành mà đứng. Ở dưới thì hai đội Thiên Địa cách nhau 50 bước mà đứng. Bên tả, ngoài đội Địa thì đội Nhật đứng nối ngang theo để làm đáy trận. Bên hữu ngoài đội Thiên thì đội Nguyệt cũng đứng nối ngang để làm đáy trận. Xong rồi, đại tướng lại đánh một tiếng chiêng thì bên tả đội Dương đi chéo lên đứng vào bên ngoài đội Nhật, ngoài đội Dương, đội Phong cũng đi chéo lên đứng nối theo, ngoài đội Phong, đội Xà cũng đi chéo lên đứng nối theo, ngoài đội Xà đội Phượng cũng đi chéo lên đứng nối theo. Bên hữu đội Âm đi chéo lên đứng bên ngoài đội Nguyệt, ngoài đội Âm, đội Vân cũng đi chéo lên đứng nối theo, ngoài đội Vân, đội Điểu cũng đi chéo lên đứng nối theo, ngoài đội Điểu, đội Long cũng đi chéo lên đứng nối theo. Phép tiến lui, đánh đâm cũng giống trận trước. Đấy là trận thứ hai biến làm Thái tố tam tài.
Nếu muốn biến làm trận Thái thủy hồn nguyên thì đại tướng đánh một tiếng chiêng, thổi ba tiếng còi; đại tướng cũng ở giữa mà bày trận ngũ hành. Xong rồi lại đánh một tiếng chiêng thì đội Địa ở bên tả đi nhanh thẳng lên mà đứng ở trước trận, đội Thiên ở bên hữu lui xuống đứng ở sau trận. Đội Nhật bên tả đi chéo lên đứng ở bên tả đội Thiên, đội Nguyệt bên hữu cũng đi chéo lên đứng ở bên hữu đội Thiên, để làm mặt sau trận. Xong rồi đại tướng lại đánh một tiếng chiêng thì đội Dương bên tả đi nhanh lên đứng ở bên ngoài đội Nhật, đội Âm bên hữu cũng đi nhanh lên đứng ở bên ngoài đội Nguyệt, để làm ruột trận. Xong rồi, đại tướng lại đánh một tiếng chiêng thì đội Phong bên tả đi chéo lên đứng ở bên tả đội Địa, đội Vân bên hữu cũng đi chéo lên đứng ở bên hữu đội Địa, để làm mặt trước trận. Xong rồi, đại tướng lại đánh một tiếng chiêng thì đội Xà bên tả đi ngang ra nối vào bên trên đội Phong, đội Phượng cũng đi ngang ra nối vào bên dưới đội Nhật, đội Điểu bên hữu cũng đi ngang ra nối vào bên dưới đội Nguyệt, đột Long cũng đi ngang ra nối vào bên trên đội Vân, để làm du binh ứng tiếp. Như thế thì thành trận thứ ba Thái thủy hồn nguyên.
….. (Bài viết củng dài rồi nên ngưng ở đây anh em muốn đọc hết trận pháp trong binh thư yếu lược)
————–
Các bạn cuồng Tây cho anh em biết binh pháp phương Tây có gì?
Theo anh em binh pháp phương Đông và Tây bên nào thực dụng?