Trận chiến nào đã vươn tới tầm đỉnh cao nhất trong lịch sử quân sự Trung Quốc? (Phần 2)
Trả lời: Kang Lin Cheng.
Link: https://qr.ae/pNyVbW.
——————
Link: https://qr.ae/pNyVbW.
——————
Chỉ được nói về 1 trận chiến thì gần như là bất khả thi, bởi vì có quá nhiều trận chiến nổi tiếng đã thay đổi hoàn toàn lịch sử Trung Quốc. Vì vậy hôm nay tôi xin được nói về 1 trận chiến nổi tiếng đã gần như bị lãng quên ngày nay.
Trận Phì Thủy năm 383.
Trận chiến này diễn ra ở thời kỳ mà Trung Quốc bị tàn phá bởi nội chiến. Bạn có thể biết rằng Mông Cổ và Mãn Châu đã xâm chiếm toàn Trung Quốc, nhưng bạn có biết rằng gần 1 nghìn năm trước Mông Cổ, các dân tộc du mục phía Bắc đã suýt nữa xâm chiếm toàn Trung Hoa chưa? Ở thời điểm đó, phía Nam Trung Quốc được cai trị bởi nhà Tấn, trong khi phía Bắc được cai trị bởi nước Tiền Tần (Người lãnh đạo là dân tộc thiểu số ở phía Bắc)
Ở thời kỳ đó, Tiền Tần được lãnh đảo bởi 1 người rất có sức thuyết phục là Phù Kiên, người đã thành công trong việc thống nhất miền Bắc Trung Quốc (Trước đó phía Bắc đã bị chia thành nhiều đất nước nhỏ). Ông ta đã chuẩn bị cho việc xâm lược lãnh thổ còn lại của Trung Quốc khỏi nhà Tấn ở năm 383. Biết rằng đây sẽ là 1 trận chiến khốc liệt, Phù Kiên tập hợp toàn bộ thanh niên trong nước của mình, với số lượng được ước tính theo một số sử liệu là lên đến gần 1 triệu người. Trong khi đó, nhà Tấn chỉ có hơn 10 vạn người.
Chướng ngại cản trở tham vọng của Phù Kiên là sông Phì. 1 vài người tham vấn của Phù Kiên cảnh báo rằng phía Nam Trung Quốc, khác với phía Bắc, toàn sông ngòi và hồ. Người du mục phía Bắc không quen kiểu địa hình như vậy, thế nên họ sẽ gặp nhiều trở ngại. Phù Kiên dẹp tan nỗi lo bằng cách tuyên bố rằng nếu tất cả quân lính của hắn cùng bỏ roi ngựa xuống, toàn bộ roi sẽ thành 1 cái đập lớn chặn sông Phì. Nguyên văn:” 投鞭断流”.
Ở phía nhà Tấn, họ có họ Tạ bảo vệ đất nước. Họ Tạ đảm bảo với Tấn Hiếu Vũ Đế rằng họ có thể dùng địa hình làm ưu thế cho Tấn.
Đây là điều mà họ Tạ am hiểu, còn Phù Kiên thì không. Có một đội quân lớn chưa chắc đã đảm bảo sẽ chiến thắng được. Họ Tạ hiểu rằng một đội quân lớn rất khó để duy trì quân lệnh, và những thứ gì gây ra sự hỗn loạn có thể làm tan rã cả đội hình. Đó chính là những gì đã xảy ra:”Quân Tiền Tần đã tan vỡ đội hình, quân lính “mạng ai nấy lo”, tìm cách chạy thoát thân. ! vị tướng quân của Tiền Tần, Phù Dung, đã bị giết khi đang chạy thoát, việc này lại khiến quân Tần thêm hỗn loạn. Quân Tấn sau đó đã tiến quân lên phía Bắc và giết hết những kẻ còn lại. Cuối cùng, phần lớn quân Tần chết do đói, bị giẫm đạp bởi chính đồng đội của mình, hoặc bị giết bởi nhà Tấn.
Sau đó:
Phù Kiên may mắn sống sót, nhưng sự nghiệp của hắn kết thúc từ đây,. 1 tướng quân còn sống sót của hắn, Mộ Dung Thùy nổi loạn và thành lập nước Yên, phần còn lại của nước Tiền Tần cũng tan rã, miền Bắc Trung Quốc lại một lần nữa chia thành nhiều quốc gia, giống như trước thời Tiền Tần.
Phù Kiên thua trận Phì Thủy bởi vì Tiền Tần không hề thống nhất 1 cách toàn diện, không như Nỗ Nhĩ Cáp Xích hay Thành Cát Tư Hãn, Phù kiên chỉ có 1 mối quan hệ lỏng lẻo với các bộ tộc du mục phía Bắc. Phù Kiên, người Đê, đã bị phản bội bởi 1 tướng quân người Tiên Ti, Mộ Dung Thùy. Sự thất bại của trận Phì Thủy đã làm tan biến cơ hội chinh phục toàn Trung Quốc của các dân tộc phía Bắc, mãi cho tới thời Mông Cổ hơn 900 năm sau (1270).
Ngày nay, sông Phì, dòng sông từng chặn tham vọng của các dân tộc phía Bắc, đã không còn tồn tại nữa. NÓ được cho là phụ lưu của sông Dương Tử hoặc sông Hoài, được phân bố ở đâu đó trong tỉnh An Huy. Phù Kiên đã không thể ngăn chặn dòng chảy của sông Phì, thời gian đã làm được.
Trận Phì Thủy năm 383.
Trận chiến này diễn ra ở thời kỳ mà Trung Quốc bị tàn phá bởi nội chiến. Bạn có thể biết rằng Mông Cổ và Mãn Châu đã xâm chiếm toàn Trung Quốc, nhưng bạn có biết rằng gần 1 nghìn năm trước Mông Cổ, các dân tộc du mục phía Bắc đã suýt nữa xâm chiếm toàn Trung Hoa chưa? Ở thời điểm đó, phía Nam Trung Quốc được cai trị bởi nhà Tấn, trong khi phía Bắc được cai trị bởi nước Tiền Tần (Người lãnh đạo là dân tộc thiểu số ở phía Bắc)
Ở thời kỳ đó, Tiền Tần được lãnh đảo bởi 1 người rất có sức thuyết phục là Phù Kiên, người đã thành công trong việc thống nhất miền Bắc Trung Quốc (Trước đó phía Bắc đã bị chia thành nhiều đất nước nhỏ). Ông ta đã chuẩn bị cho việc xâm lược lãnh thổ còn lại của Trung Quốc khỏi nhà Tấn ở năm 383. Biết rằng đây sẽ là 1 trận chiến khốc liệt, Phù Kiên tập hợp toàn bộ thanh niên trong nước của mình, với số lượng được ước tính theo một số sử liệu là lên đến gần 1 triệu người. Trong khi đó, nhà Tấn chỉ có hơn 10 vạn người.
Chướng ngại cản trở tham vọng của Phù Kiên là sông Phì. 1 vài người tham vấn của Phù Kiên cảnh báo rằng phía Nam Trung Quốc, khác với phía Bắc, toàn sông ngòi và hồ. Người du mục phía Bắc không quen kiểu địa hình như vậy, thế nên họ sẽ gặp nhiều trở ngại. Phù Kiên dẹp tan nỗi lo bằng cách tuyên bố rằng nếu tất cả quân lính của hắn cùng bỏ roi ngựa xuống, toàn bộ roi sẽ thành 1 cái đập lớn chặn sông Phì. Nguyên văn:” 投鞭断流”.
Ở phía nhà Tấn, họ có họ Tạ bảo vệ đất nước. Họ Tạ đảm bảo với Tấn Hiếu Vũ Đế rằng họ có thể dùng địa hình làm ưu thế cho Tấn.
Đây là điều mà họ Tạ am hiểu, còn Phù Kiên thì không. Có một đội quân lớn chưa chắc đã đảm bảo sẽ chiến thắng được. Họ Tạ hiểu rằng một đội quân lớn rất khó để duy trì quân lệnh, và những thứ gì gây ra sự hỗn loạn có thể làm tan rã cả đội hình. Đó chính là những gì đã xảy ra:”Quân Tiền Tần đã tan vỡ đội hình, quân lính “mạng ai nấy lo”, tìm cách chạy thoát thân. ! vị tướng quân của Tiền Tần, Phù Dung, đã bị giết khi đang chạy thoát, việc này lại khiến quân Tần thêm hỗn loạn. Quân Tấn sau đó đã tiến quân lên phía Bắc và giết hết những kẻ còn lại. Cuối cùng, phần lớn quân Tần chết do đói, bị giẫm đạp bởi chính đồng đội của mình, hoặc bị giết bởi nhà Tấn.
Sau đó:
Phù Kiên may mắn sống sót, nhưng sự nghiệp của hắn kết thúc từ đây,. 1 tướng quân còn sống sót của hắn, Mộ Dung Thùy nổi loạn và thành lập nước Yên, phần còn lại của nước Tiền Tần cũng tan rã, miền Bắc Trung Quốc lại một lần nữa chia thành nhiều quốc gia, giống như trước thời Tiền Tần.
Phù Kiên thua trận Phì Thủy bởi vì Tiền Tần không hề thống nhất 1 cách toàn diện, không như Nỗ Nhĩ Cáp Xích hay Thành Cát Tư Hãn, Phù kiên chỉ có 1 mối quan hệ lỏng lẻo với các bộ tộc du mục phía Bắc. Phù Kiên, người Đê, đã bị phản bội bởi 1 tướng quân người Tiên Ti, Mộ Dung Thùy. Sự thất bại của trận Phì Thủy đã làm tan biến cơ hội chinh phục toàn Trung Quốc của các dân tộc phía Bắc, mãi cho tới thời Mông Cổ hơn 900 năm sau (1270).
Ngày nay, sông Phì, dòng sông từng chặn tham vọng của các dân tộc phía Bắc, đã không còn tồn tại nữa. NÓ được cho là phụ lưu của sông Dương Tử hoặc sông Hoài, được phân bố ở đâu đó trong tỉnh An Huy. Phù Kiên đã không thể ngăn chặn dòng chảy của sông Phì, thời gian đã làm được.